Cả nước tăng gần 2,5 triệu học sinh phổ thông trong 6 năm qua

  • Cập nhật: Chủ nhật, 28/8/2022 | 7:19:00 AM

Nhìn chung, trong 6 năm 2015-2021, tổng số học sinh cả nước tăng 2,5 triệu, từ 19,3 lên 21,8 triệu, tăng khoảng 12,95%.

Thống kê số học sinh từng cấp giai đoạn 2015-2021 (đơn vị: nghìn học sinh).
Thống kê số học sinh từng cấp giai đoạn 2015-2021 (đơn vị: nghìn học sinh).

Căn cứ vào số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê công bố tại Niên giám Thống kê năm 2021 (tính đến thời điểm 30/9/2021), Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam thống kê chi tiết, đối sánh các năm trong giai đoạn 2015-2021 để thấy rõ sự biến động về số lượng học sinh, số lớp học và tỷ lệ học sinh trung bình một lớp học những năm qua.

Nhìn chung, trong 6 năm 2015-2021, tổng số học sinh cả nước tăng 2,5 triệu, từ 19,3 lên 21,8 triệu, tăng khoảng 12,95%.

Cụ thể, trong giai đoạn 2015-2021, số lượng học sinh mẫu giáo có xu hướng giảm, năm 2015 là 3,978 triệu học sinh, năm 2021 có 3,895 triệu học sinh.

Riêng đối với học sinh phổ thông, trong giai đoạn 2015-2021 có xu hướng tăng. Năm 2015, số lượng học sinh phổ thông là 15,35 triệu học sinh, đến năm 2021 là 17,92 triệu học sinh (tăng hơn 2,5 triệu học sinh). Trong đó, tăng mạnh nhất ở cấp học tiểu học, từ 7.790 nghìn học sinh tăng lên thành 9.212 nghìn học sinh (tăng 1.422 nghìn học sinh).

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, tại thời điểm đầu năm học 2021-2022, cả nước có 17,9 triệu học sinh phổ thông, tăng 2,1%, so với năm học trước, bao gồm: 9,2 triệu học sinh tiểu học, tăng 3,7%; 5,9 triệu học sinh trung học cơ sở, tăng 0,3% và 2,8 triệu học sinh trung học phổ thông, tăng 1,1%.

Trong khi số lượng học sinh tăng khoảng 12,95% trong giai đoạn 2015-2021 thì trong giai đoạn này số lớp học tăng khoảng 3,8% (năm 2015 có 648,2 nghìn lớp học, năm 2021 có 673 nghìn lớp học, như vậy trong 6 năm các cơ sở giáo dục được bổ sung thêm 24.800 lớp học).

Nhìn vào số lượng học sinh và số lượng lớp học, xu hướng tăng không đồng đều khiến tỷ lệ học sinh trên một lớp học liên tục tăng.

Ở bậc tiểu học, vào năm 2015, một lớp học trung bình có 27,5 học sinh. 6 năm sau, con số này tăng lên 31,9 học sinh. Tương tự, tại bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, số học sinh trên một lớp học lần lượt tăng từ 33,5 lên 37,3 và 37,8 lên 39,9.

Tại Thông tư 28 năm 2020 về Điều lệ trường tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mỗi lớp học không quá 35 học sinh. Đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, do đặc thù dạy theo từng môn và tiết học, một lớp không quá 45 học sinh.

Dù tỷ lệ học sinh trên lớp học theo thống kê chưa vượt khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuy nhiên việc số lượng học sinh trung bình trong một lớp học ngày càng nhiều đặt ra vấn đề về việc đảm bảo chất lượng giáo dục, nhất là tại các đô thị lớn khi học sinh đông và tăng nhanh.

Cụ thể, số học sinh tăng dần đều qua các năm, tốc độ bổ sung lớp học không thể theo kịp nên Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm chỗ học cho học sinh, nhiều lớp lên tới 50-60 học sinh.

Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, năm học 2022-2023, thành phố dự kiến tăng hơn 21.000 học sinh. Trong đó, bậc mầm non tăng 6.587 học sinh, bậc trung học cơ sở tăng 13.661 học sinh, trung học phổ thông tăng 12.761 học sinh. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 575 phòng học mới dự kiến được đưa vào sử dụng trong năm học mới.

Ở Hà Nội, thực tế, nhiều trường tiểu học ở nội thành có sĩ số hơn 50 học sinh/lớp, thậm chí có nơi 60 em/lớp. Con số này vượt quá xa so với quy định Điều lệ trường tiểu học. Tình trạng này hiện diễn ra ở nhiều quận như Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Cầu Giấy,... nơi có nhiều chung cư cao tầng mọc lên nhanh chóng.

(Theo GDVN)

Các tin khác
Quang cảnh Hội thảo

Chiều 19/4, Sở Giáo dục-Đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông tại Trường THPT Nguyễn Huệ.

Lãnh đạo huyện Văn Chấn tham quan các sản phẩm trưng bày tại Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn vừa tổng kết Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện cấp tiểu học, năm học 2023- 2024.

Quang cảnh buổi gặp mặt báo chí thông tin về chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024.

Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2024 tiếp tục được triển khai từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm từ ngày 27 đến 30/6 với nhiều đổi mới nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thí sinh và người nhà thí sinh.

Giờ ôn tập kiến thức chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông của học sinh lớp 12 trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội).

Học sinh lớp 12 trên cả nước đang bước vào giai đoạn nước rút, tăng tốc ôn tập để sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Lưu ý một số nội dung trong công tác dạy học, ôn tập, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh: Các nhà trường cần lưu ý hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch năm học 2023-2024; phân loại trình độ học sinh để tổ chức ôn tập phù hợp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục