Chuẩn bị các điều kiện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/10/2022 | 2:24:07 PM

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ đang đang tích cực chuẩn bị các điều kiện để tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 cơ bản được giữ ổn định như năm 2022.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 cơ bản được giữ ổn định như năm 2022.

Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi, nhất là ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh.

Bộ GD&ĐT cũng hoàn thiện để công bố và từng bước chuẩn bị triển khai phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh. Kỳ thi phải có độ tin cậy, sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học.

Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, tổng số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2022 trên toàn quốc là 1.002.432. Trong đó, số thí sinh đăng ký trực tuyến là 933.510, chiếm 93,12%; số thí sinh đăng ký trực tiếp là 68.922, chiếm 6,88%.  

Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã thành lập 5 đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại 24 địa phương trên toàn quốc; thành lập 10 đoàn kiểm tra của Bộ kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại 20 địa phương. Các địa phương còn lại được Ban Chỉ đạo kiểm tra bằng hình thức trực tuyến.

Trước đó, Bộ GD&ĐT thông tin, các địa phương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 cơ bản giữ ổn định như năm 2022.

Về nhân sự cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Bộ GD&ĐT lưu ý, các địa phương cần làm tốt công tác lựa chọn nhân sự; tăng cường quán triệt quy chế và hướng dẫn thi tốt nghiệp trung học phổ thông… Trước mắt, các sở giáo dục và đào tạo cần tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Giờ thảo luận nhóm môn Sinh học của cô và trò Trường TH&THCS Kiên Thành, huyện Trấn Yên.

Những năm qua, song song với việc nâng cao chất lượng dạy học kiến thức trên lớp, các trường học trên địa bàn huyện Trấn Yên cũng đẩy mạnh phong trào thi đua, hoạt động giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh thông qua từng môn học, hoạt động ngoại khóa và lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống cách mạng…

Một giờ học của cô và trò lớp 3 tuổi, Trường Mầm non Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái.

Ở Trường Mầm non Nguyễn Phúc (thành phố Yên Bái), mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc là có 3 chữ “An”. Đó là học sinh đến trường an toàn, thầy cô làm việc phải được an lòng, phụ huynh đưa con đến trường an tâm.

Nghệ nhân truyền dạy múa khèn cho học sinh tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Chế Cu Nha.

Thời gian qua, huyện Mù Cang Chải liên tục đón nhận tin vui khi nhiều giá trị văn hóa trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Thành tựu ấy có sự đóng góp không nhỏ của công tác bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống trong trường học.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho hay kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ giữ ổn định (Ảnh: Sưu tầm)

Năm 2025, phương thức thi THPT quốc gia sẽ có những thay đổi, nhiều ý kiến thắc mắc vậy thí sinh trượt tốt nghiệp trong kỳ thi THPT quốc gia 2024 sẽ được thi lại như thế nào ở năm 2025 vì phương thức thi 2 năm là khác nhau.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục