Chủ tịch Hội tận tâm với phong trào khuyến học

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/10/2022 | 7:36:13 AM

YênBái - Với tinh thần “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”, ông Nguyễn Văn Khánh - Chủ tịch Hội Khuyến học (HKH) huyện Trấn Yên đã đem hết tâm huyết, trí tuệ đưa công tác khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) của huyện Trấn Yên ngày càng phát triển mạnh.

Ông Nguyễn Văn Khánh - Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Trấn Yên trao quà cho con của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên cơ quan Đảng, đoàn thể huyện Trấn Yên có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện nhân dịp gặp mặt đầu năm học mới 2022 - 2023.
Ông Nguyễn Văn Khánh - Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Trấn Yên trao quà cho con của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên cơ quan Đảng, đoàn thể huyện Trấn Yên có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện nhân dịp gặp mặt đầu năm học mới 2022 - 2023.

"Khuyến học đến với tôi như một duyên may. Năm 2001 tôi đang giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy, tổ chức HKH vừa được thành lập trên địa bàn toàn tỉnh, tôi được tín nhiệm giao kiêm chức Chủ tịch HKH huyện. Làm Chủ tịch kiêm nhiệm tới năm 2014 được về nghỉ chế độ hưu trí thì tôi chính thức giữ chức Chủ tịch Hội chuyên trách. Với tôi, khuyến học là niềm vui, niềm hạnh phúc, vinh dự lớn của cuộc đời” - ông Nguyễn Văn Khánh chia sẻ. 

Hơn 20 năm gắn bó với công tác khuyến học là từng ấy năm ông Khánh miệt mài tìm hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác KHKT, xây dựng XHHT để áp dụng triển khai trên địa bàn huyện. 

Theo ông Khánh, những ngày đầu đảm nhiệm chức Chủ tịch HKH huyện, hệ thống tổ chức HKH mới hình thành ở các xã, thị trấn vì vậy công tác KHKT ban đầu còn mang tính hình thức, khối các cơ quan của huyện hầu như chưa có tổ chức Hội; công tác khuyến học chưa đồng đều giữa các địa phương và chủ yếu cho trẻ em, học sinh; nhận thức về KHKT, xây dựng XHHT của các tầng lớp nhân dân còn hạn chế. 

Trước thực trạng đó, ông Khánh đã chỉ đạo đẩy mạnh phối hợp với các địa phương củng cố, kiện toàn bộ máy làm công tác khuyến học. Nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên khuyến học. Nhờ đó, bộ máy tổ chức Hội ngày càng phát triển mạnh mẽ. 

Đến nay, tổ chức HKH đã phủ kín toàn huyện với 21 HKH cấp xã, thị trấn, 190 chi hội khuyến học thôn, bản, tổ dân phố, 20 ban khuyến học cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, 169 đơn vị học tập cấp huyện, xã với tổng số trên 24.100 hội viên. 

Đi đôi với củng cố, kiện toàn tổ chức Hội, ông Khánh đã cùng với Thường trực HKH huyện từng bước tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo về việc xây dựng huyện học tập. Đặc biệt, chủ động tham mưu cho huyện xây dựng trước 17 tiêu chí xây dựng huyện học tập để khi Chính phủ chính thức ban hành các tiêu chí huyện học tập thì Trấn Yên có thể sớm được công nhận. 

Trên cơ sở các tiêu chí đó, ông Khánh trực tiếp chỉ đạo sát sao các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp duy trì thực hiện tốt các tiêu chí về cộng đồng học tập cấp xã, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp học tập theo quy định. 

Ông còn thường xuyên nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên, trực tiếp xuống cơ sở cùng với đội ngũ bí thư, chủ tịch xã, thị trấn tuyên truyền vận động nhân dân về việc phát triển phong trào KHKT, xây dựng XHHT. 

Ông Khánh chia sẻ: "Có những địa phương vùng sâu, vùng xa, nhận thức của nhân dân còn hạn chế, tôi phải đi lại nhiều lần cùng với đội ngũ cán bộ xã giải thích cặn kẽ để nhân dân hiểu khuyến học không phân biệt tầng lớp, dân tộc, lứa tuổi. "Mưa dầm thấm lâu", nhân dân cũng dần hiểu, ủng hộ nhiệt tình các phong trào khuyến học”. 

Từ những lần đi sâu, bám sát cơ sở ông Khánh đã nhận thấy thực trạng bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện có nguy cơ bị mai một, phai nhạt dần trong thời đại hội nhập. Những nghệ nhân cao tuổi, các già làng, trưởng bản, nguời có uy tín trong cộng đồng, trong các bản làng khi mất đi sẽ mang theo những "tư liệu sống” của một vùng văn hóa. Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số cũng dần bị biến dạng thậm chí khước từ khỏi đời sống. Thế hệ trẻ không còn biết nói tiếng dân tộc mình… 

Vì vậy, ông Khánh đã chỉ đạo các cấp HKH cơ sở xây dựng được 8 câu lạc bộ khuyến học phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Và hoạt động của các câu lạc bộ đã góp phần quan trọng tuyên truyền, gìn giữ tiếng nói, chữ viết, trang phục của đồng bào các dân tộc; bản sắc văn hóa, các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tại địa phương, thuần phong mỹ tục được gìn giữ và những hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan được bài trừ. 

Với những đóng góp của mình, ông Nguyễn Văn Khánh nhiều lần được nhận giấy khen, bằng khen của UBND huyện Trấn Yên, UBND tỉnh Yên Bái và Trung ương HKH Việt Nam. 

Ông Trần Văn Tho - Phó Chủ tịch HKH tỉnh khẳng định: "HKH huyện Trấn Yên là một tổ chức Hội đi đầu trong công tác KHKT, xây dựng XHHT của tỉnh. Có được thành tích này phải nhắc đến vai trò quan trọng của Chủ tịch Hội Nguyễn Văn Khánh. Ông Khánh luôn làm việc bằng cái tâm, nhiệt tình, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm”. 

Lê Huyền

Tags Yên Bái khuyến học bản sắc văn hóa già làng trưởng bản nguời có uy tín văn hóa vật thể phi vật thể

Các tin khác
Giờ tập thể dục buổi sáng của các bé Trường Mầm non Hoa Lan, thị trấn Mù Cang Chải.

Mô hình “Lớp học hạnh phúc”,“Trường học hạnh phúc” đã góp phần hình thành một diện mạo mới trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn vùng cao Mù Cang Chải.

Ảnh minh họa

Hiện nay, nhiều trường đại học trên cả nước trong đó có cả những trường y, dược vẫn tiếp tục tuyển sinh bổ sung, có ngành tuyển hàng trăm chỉ tiêu.

Từ chiều 14/10, học sinh vùng thấp trũng, sạt lở tỉnh TT-Huế được nghỉ học để ứng phó mưa lũ. Ảnh minh họa

Nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh, phụ huynh vùng thấp trũng trước diễn biến khó lường của mưa lũ, Sở GD&ĐT tỉnh TT-Huế quyết định cho học sinh vùng thấp trũng nghỉ học từ chiều 14/10.

Trường đại học Bách khoa Hà Nội.

Ngày 12/10, Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng đại học thế giới 2023 (THE WUR 2023). Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục đại học góp mặt trong bảng xếp hạng này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục