Văn Yên tích cực phát triển mầm non ngoài công lập

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/12/2022 | 2:01:31 PM

YênBái - Trong những năm qua, Văn Yên được đánh giá là điểm sáng về giáo dục của tỉnh, trong đó có việc phát triển giáo dục mầm non (GDMN) ngoài công lập. Năm 2021 và năm 2022 tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp ngoài công lập đứng thứ 2 toàn tỉnh, chỉ sau thành phố Yên Bái.

Đồng chí Lã Thị Liền - Phó Chủ tịch UBND huyện tặng hoa chúc mừng nhóm trẻ Mặt Trời Hồng, xã Ngòi A.
Đồng chí Lã Thị Liền - Phó Chủ tịch UBND huyện tặng hoa chúc mừng nhóm trẻ Mặt Trời Hồng, xã Ngòi A.

Với nhiều giải pháp tích cực, trong năm 2022, huyện Văn Yên đã thành lập 5 nhóm trẻ mầm non ngoài công lập, đưa tổng số đơn vị GDMN ngoài công lập lên 9 cơ sở (2 trường và 5 nhóm trẻ). 

Trong đầu tháng 12, huyện Văn Yên có 2 nhóm trẻ mầm non ngoài công lập được thành lập, đó là nhóm trẻ Đậu Đỏ (thị trấn Mậu A) và Đông An (xã Đông An). Hai nhóm trẻ đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở thị trấn Mậu A và xã Đông An. 

Gửi trẻ tại các nhóm trẻ mầm non ngoài công lập trẻ được tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực (thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mĩ, tình cảm và kỹ năng xã hội theo lứa tuổi); giúp cha mẹ yên tâm công tác và có nhiều thời gian cho phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần, góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân Văn Yên nói chung. 

Với một huyện miền núi như Văn Yên, việc triển khai mô hình GDMN ngoài công lập vẫn còn gặp không ít khó khăn, trong đó có nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng nhất là từ nhận thức của một bộ phận cán bộ, của người dân về vai trò của giáo dục đối với trẻ trong những năm đầu đời; về điều kiện kinh tế của địa phương, của người dân... 

Song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền các địa phương, sự phối hợp trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), sự quyết tâm, dám nghĩ, dám làm của nhà đầu tư, sự đồng thuận ủng hộ của các bậc phụ huynh đã vượt qua mọi khó khăn để thành lập cơ sở mầm non ngoài công lập, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

Các trường mầm non và nhóm trẻ tư thục đều được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo không gian để trẻ được khám phá trải nghiệm, tổ chức học tập kết hợp vui chơi cho trẻ, từ đó tạo tâm lý yên tâm cho phụ huynh khi gửi con tại các cơ sở mầm non tư thục. 

Để thực hiện mục tiêu phát triển GDMN ngoài công lập, huyện Văn Yên đã có nhiều giải pháp cụ thể, hiệu quả. Trong đó, tập trung chỉ đạo Phòng GD&ĐT, UBND các xã, thị trấn rà soát các địa bàn nơi có điều kiện kinh tế tốt hơn, quy mô dân số cao hơn để vận động đơn vị, giao chỉ tiêu phát triển mầm non ngoài công lập. 

Huyện cũng chỉ đạo các địa phương rà soát điều kiện cơ sở vật chất các điểm trường lẻ đang không sử dụng hoặc những địa điểm thuận lợi... tạo điều kiện cho đơn vị đầu tư cơ sở vật chất, sửa chữa làm trường, nhóm lớp mầm non tư thục. 

Cùng với đó, rà soát, vận động những người có tâm huyết, có nguyện vọng, điều kiện để đứng ra xây dựng trường mầm non ngoài công lập. Cùng với đó, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục hành chính cho các đơn vị mầm non tư thục thành lập và đi vào hoạt động. 

Đồng thời, chỉ đạo ngành GD&ĐT huyện, chính quyền các địa phương tiếp tục quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để các cơ sở duy trì ổn định và phát triển, nhất là về mặt bằng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về GDMN ngoài công lập góp phần nâng cao sĩ số, tỷ lệ chuyên cần cũng như bảo đảm quyền của trẻ em được đến lớp.

Thường xuyên phối hợp để kiểm tra, giúp đỡ cơ sở giáo dục cũng như đẩy mạnh giám sát, quản lý chuyên môn; quan tâm, giúp đỡ, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ của các cơ sở mầm non ngoài công lập; phân công các trường mầm non công lập trên cùng địa bàn hướng dẫn, hỗ trợ nhau... 

Với những nỗ lực đó, hệ thống các trường mầm non và nhóm trẻ ngoài công lập trên địa bàn huyện Văn Yên phát triển mạnh mẽ đã và đang góp phần mở rộng quy mô bậc học, giảm bớt sức ép cho các cơ sở công lập, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non trên địa bàn huyện, làm tiền đề cho các bậc học tiếp theo. 

Thanh Ba

Tags Văn Yên phát triển mầm non ngoài công lập chỉ số hạnh phúc

Các tin khác
Một buổi sinh hoạt chuyên môn cụm trường, dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học tại Trường THCS Tô Hiệu, thị xã Nghĩa Lộ.

Thời gian qua, ngành giáo dục - đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn, nhất là tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19... để duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục.

Học sinh tiểu học H.Mèo Vạc (Hà Giang) rất khó khăn trong việc học tin học vì toàn huyện chỉ có 1 giáo viên tin học cấp tiểu học, trong khi có tới 18 trường tiểu học

Trở thành môn bắt buộc với lớp 3 từ năm nay, nhưng so với tiếng Anh thì môn Tin học còn "bi đát" hơn khi thiếu trầm trọng cả giáo viên lẫn máy tính.

Sau gần 1 tháng ra quyết định tạm hoãn các kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cấp phép cho 16 đơn vị tổ chức thi trở lại.

Cô giáo Hoàng Thị Thỏa - Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Lao Chải (Mù Cang Chải) kèm học sinh đánh vần.

Câu chuyện về những người ở lại không hiếm tại các địa phương vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái. Khi mà toàn tỉnh có gần 6.000 cán bộ quản lý, giáo viên đang công tác tại vùng dân tộc thiểu số, miền núi, chiếm 45,7% số giáo viên trong toàn ngành giáo dục. Trong đó, đa số các thầy, cô giáo đều gắn bó với vùng cao từ 10 năm trở lên; rất nhiều người đã tình nguyện cống hiến và dành trọn những năm tháng tươi đẹp nhất của tuổi thanh xuân với giáo dục vùng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục