Giáo dục Yên Bái vượt khó để đổi mới

  • Cập nhật: Chủ nhật, 1/1/2023 | 7:19:46 AM

YênBái - Năm 2022 là năm bản lề quan trọng trong thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, giáo dục Yên Bái có nhiều giải pháp tích cực, nỗ lực vượt khó, đảm bảo đúng lộ trình đổi mới giáo dục đã đề ra.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao giải Nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cho em Nguyễn Văn Hải - Trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trấn Yên.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao giải Nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cho em Nguyễn Văn Hải - Trường THPT Lê Quý Đôn, huyện Trấn Yên.

Dù còn nhiều khó khăn, song 100% các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018, bảo đảm đủ cơ sở vật chất, thiết bị; 100% học sinh có đủ sách giáo khoa để học tập. Công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên được quan tâm với nội dung, hình thức bồi dưỡng phong phú, phù hợp. Đội ngũ được rà soát, ưu tiên bố trí phân công giáo viên dạy các lớp của Chương trình GDPT 2018 theo lộ trình; quan tâm xây dựng phương án bố trí giáo viên các môn mới, môn tích hợp và môn thiếu giáo viên. 

Đặc biệt, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên Tiếng Anh cho bậc tiểu học tại các huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải khi thực hiện Chương trình, năm học 2022 - 2023 ngành giáo dục - đào tạo (GD&ĐT) đã tham mưu với UBND tỉnh thực hiện "biệt phái” 15 giáo viên tiếng Anh của thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình và Trấn Yên. Nhờ đó, 100% học sinh lớp 3 trong toàn tỉnh được học Tin học và Tiếng Anh. 

Cùng với đó, Sở GD&ĐT cũng đã tham mưu kế hoạch bồi dưỡng giáo viên Tin học và Công nghệ, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý đáp ứng yêu cầu giáo viên thực hiện Chương trình GDPT 2018; triển khai bồi dưỡng các mô đun Chương trình GDPT 2018 theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT; phối hợp Sở Nội vụ tổ chức tuyển dụng viên chức giáo dục đợt 2 để bổ sung giáo viên cho các cơ sở giáo dục... 

Thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số của tỉnh, ngành đã ban hành kế hoạch Chuyển đổi số giai đoạn 2022 - 2025, định hướng 2030 của ngành; xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác chuyển đổi số. Đồng thời, tích cực triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, điều hành. Đến nay, 100% các cơ sở GDPT sử dụng phần mềm quản lý trường học, sử dụng chức năng "Số điểm điện tử” và "Học bạ điện tử”; 100% cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên đã triển khai sử dụng phần mềm "CSDL ngành” - phần mềm do Bộ GD&ĐT triển khai trên phạm vi cả nước... 

Toàn ngành đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong dạy học, kiểm tra, đánh giá. Trong đó, toàn tỉnh đã có 200 trường học triển khai sử dụng sách giáo khoa điện tử; 90 trường triển khai xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, đến nay đã xây dựng được gần 250.000 câu hỏi trắc nghiệm. Hiện đã có 12 trường học triển khai "Thư viện số”; 38 trường học triển khai sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo… 

Đặc biệt, tăng cường ứng dụng CNTT và truyền thông trong tổ chức các hoạt động chuyên môn, quản lý kết quả học tập của học sinh, tổ chức các lớp học không biên giới với các trường trên địa bàn, các tỉnh bạn và quốc tế. Cùng với đó, phong trào xây dựng trường học hạnh phúc được triển khai rộng khắp trong toàn tỉnh. 

Mỗi đơn vị trường học đều có những cách làm riêng phù hợp với thực tế tại địa phương. Song, tựu chung đó là sự thay đổi từ nhận thức của giáo viên, phụ huynh và học sinh đến sự thay đổi trong hành động và cách làm, từ đó tạo môi trường học tập vui tươi, hạnh phúc, để mỗi ngày đến trường là một ngày vui cho cả giáo viên và học sinh. 

Ngành GD&ĐT tỉnh xác định, năm 2023, tiếp tục thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động các cấp về thực hiện các nhiệm vụ GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay, trong đó tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý giáo dục; đẩy mạnh chuyển đổi số; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; quan tâm, chú trọng việc bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục dân tộc… 

Tập trung chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp học đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng "Trường học hạnh phúc”...

Thanh Ba

Tags Yên Bái Chương trình Giáo dục phổ thông cơ sở vật chất thiết bị chuyển đổi số

Các tin khác
Đồng chí Vương Văn Bằng – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trao giải cho các tác giả đoạt giải Nhất.

Chiều 30/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2022 - 2023.

Học sinh lớp 1 tại Bắc Giang đang học chương trình giáo dục phổ thông 2018

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố bình chọn 12 hoạt động giáo dục nổi bật trong năm 2022. Đây là những hoạt động được bộ đánh giá tích cực.

Xác định chuyển đổi số để nâng cao chất lượng giáo dục, thời gian qua, các trường học vùng cao trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã chủ động lựa chọn giải pháp triển khai, tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn, phát huy tính chủ động, sáng tạo của giáo viên, học sinh.

Lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh tặng giấy khen cho các tập thể có thành tích suất sắc trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập năm 2022.

Sáng 30/12, Hội Khuyến học (HKH) tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng, tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục