Yên Bái: Công khai, minh bạch các khoản thu dịch vụ đối với cơ sở giáo dục công lập

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/5/2023 | 7:58:54 AM

YênBái - Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Yên Bái đã thực hiện các cuộc giám sát chuyên đề tại các cơ sở giáo dục về việc thực hiện các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ năm học 2021-2022 đến nay.

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện các khoản thu tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp dạy nghề huyện Yên Bình.
Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện các khoản thu tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp dạy nghề huyện Yên Bình.

Qua giám sát cho thấy, sau khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 59, UBND tỉnh đã ban hành Hướng dẫn số 12/HD-UBND, hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 59, Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo các cơ sở giáo dục, các phòng giáo dục và đào tạo trực thuộc triển khai, tuyên truyền thực hiện các nội dung quy định tại Nghị quyết số 59, Nghị quyết số 24, Hướng dẫn số 12 và các văn bản hướng dẫn theo quy định của cấp có thẩm quyền. 

Nhìn chung, việc tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết này được Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở giáo dục quan tâm, triển khai đồng bộ có hệ thống, cơ bản đã tạo sự ủng hộ, đồng thuận của phụ huynh học sinh, công chức, viên chức, giáo viên, nhân viên, người lao động, ban đại diện cha mẹ học sinh trong các cơ sở giáo dục. 

Việc tổ chức thu, chi của các cơ sở giáo dục công lập cơ bản đảm bảo nguyên tắc chung của Nghị quyết số 59, Nghị quyết số 24 và Hướng dẫn số 12. Các khoản thu được thực hiện theo dự toán, thỏa thuận, thống nhất với cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện phục vụ trực tiếp cho việc học tập của học sinh, thống nhất trong hội đồng giáo dục và ban đại diện cha mẹ học sinh; được cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý thẩm định, phê duyệt đúng quy định. 

Thời điểm thu từng khoản phù hợp với mục đích, thời gian sử dụng kinh phí, trong đó có thực hiện miễn, giảm các khoản thu đối với các đối tượng học sinh thuộc diện hưởng chế độ chính sách, hộ nghèo, cận nghèo và các chính sách xã hội khác theo quy định. Mức thu các khoản nằm trong mức thu tối đa quy định tại các nghị quyết, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân địa phương đảm bảo theo nguyên tắc thu đủ chi. 

Việc sử dụng, quyết toán các khoản thu cơ bản đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch trong quá trình thu, chi theo các quy định hiện hành và theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền. 

Việc thu, chi kinh phí của ban đại diện cha mẹ học sinh bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu có báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể ban đại diện cha mẹ học sinh trường. 

Công tác quản lý, quyết toán, công  khai các khoản thu, chi về cơ bản được người đứng đầu các cơ sở giáo dục công lập chỉ đạo quản lý, sử dụng, quyết toán đảm bảo theo nguyên tắc tài chính. Việc thực hiện công khai các khoản thu, quyết toán từng khoản thu, chi được thống nhất và công khai minh bạch.

Tuy nhiên, qua giám sát các khoản thu dịch vụ đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đó là, một số nội dung tại Hướng dẫn số 12 còn bất cập dẫn đến khó khăn cho các địa phương và các cơ sở giáo dục trong triển khai thực hiện.

Một số khoản thu quy định thực hiện thu theo tháng chưa phù hợp với tình hình thực tế như: tiền nước uống cho học sinh; tiền vệ sinh lớp học, nhà vệ sinh; quy định nghĩa vụ nộp thuế và quyết toán thuế đối với dịch vụ trông xe học sinh còn bất cập... 

Một số khoản thu tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh và các cơ sở giáo dục được giám sát trực tiếp chưa đảm bảo đúng quy định tại Nghị quyết 24, Nghị quyết 59 như: khoản thu nước uống cho học sinh quy định mức tối đa là 10.000 đồng/học sinh/tháng bao gồm cả xử lý hệ thống nước sinh hoạt cho học sinh, nhưng cơ bản các cơ sở giáo dục đều thu và sử dụng 10.000 đồng/học sinh/tháng chỉ để chi cho việc mua nước uống của học sinh hoặc hợp đồng trọn gói với đơn vị cung cấp nước lọc cho toàn trường trong khi trung bình 1 học sinh không sử dụng hết 10.000 đồng nước uống trong tháng dẫn đến lãng phí... 

Việc kiểm tra, theo dõi các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục công lập của một số địa phương, đơn vị chưa sát sao, chặt chẽ. Hoạt động của nhiều Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, lớp chưa có sự phối hợp quản lý, sử dụng kinh phí, theo dõi; quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh trường lớp có nơi chưa đảm bảo quy định chưa chặt chẽ; sự phối hợp, trao đổi của hội cha mẹ học sinh với hiệu trưởng nhà trường chưa thường xuyên...

Qua hoạt động giám sát Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh kiến nghị với UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục công lập thuộc thẩm quyền quản lý; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, lạm thu; thu, chi không đúng mục đích, hồ sơ chứng từ kế toán không đảm bảo nguyên tắc tài chính. 

Tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp; rà soát, cấp bổ sung thiết bị phục vụ dạy học, đặc biệt là các cơ sở giáo dục hiện còn đang thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu. Rà soát xem xét sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa phù hợp với điều kiện triển khai thực tế trong Hướng dẫn số 12 và ban hành hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết số 24. 

Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc thực hiện các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn toàn tỉnh, chỉ đạo việc tổ chức thu, chi của các cơ sở giáo dục công lập đảm bảo nguyên tắc chung của Nghị quyết số 59, Nghị quyết số 24. Sử dụng, quyết toán các khoản thu đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, dân chủ, minh bạch trong quá trình thu, chi theo các quy định hiện hành và theo hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền.

Đức Toàn

Tags Yên Bái công khai minh bạch khoản thu dịch vụ cơ sở giáo dục công lập

Các tin khác
Chị Hồ Hồng Nguyên - Trưởng ban Thanh niên Trường học T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội SVVN (đứng giữa) tiếp nhận biểu tượng trưng 13.000 bản đồ Tổ quốc từ đại diện tổ chức Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic.

Hưởng ứng cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” do T.Ư Đoàn phát động, chiều 26/4, tại TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên),Tổ chức Phổ thông Cao đẳng – FPT Polytechnic đồng hành trao tặng 13.000 bản đồ cho các trường học trên cả nước.

Các em học sinh đạt giải nhất trong từng phần thi.

Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Trấn Yên vừa tổ chức “Giao lưu trí tuệ tuổi thơ dành cho học sinh tiểu học” năm học 2023-2024 với sự tham gia của 4 cụm, 162 học sinh khối lớp 4, lớp 5 đại diện cho học sinh 24 trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

Niềm vui của thí sinh sau khi hoàn thành Kỳ thi tuyển sinh THPT tỉnh Yên Bái năm học 2023 - 2024.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 sẽ diễn ra. Dự kiến toàn tỉnh có trên 9.000 học sinh khối lớp 9 tham dự kỳ thi. Để hiểu rõ hơn về điểm mới cũng như công tác chuẩn bị cho Kỳ thi, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã phỏng vấn bà Tô Thị Ánh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc.

Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục