Ứng dụng công nghệ trong tuyển sinh tại Đại học Bách khoa Hà Nội

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/6/2023 | 2:14:11 PM

Lần đầu tiên một kỳ thi đánh giá năng lực, lấy kết quả làm cơ sở để xét tuyển đại học được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại Đại học Bách khoa Hà Nội.

Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào tổ chức kỳ thi đã giúp giải quyết nhiều vấn đề tồn tại.

Các thí sinh tham gia kỳ đánh giá năng lực năm nay có mặt tại điểm thi Đại học Bách khoa Hà Nội từ sớm. Trước khi thí sinh vào phòng thi, thay vì kiểm tra căn cước công dân một cách thủ công như lâu nay vẫn làm, các cán bộ coi thi sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng và phần mềm FPT. IDCheck - kết nối với dữ liệu của CO6, Bộ Công an để quét thẻ căn cước công dân gắn chip và chụp ảnh đối chiếu khuôn mặt. Điều này giúp giải quyết dứt điểm tình trạng thi hộ.

Trong thời gian 150 phút, thí sinh hoàn thành 3 bài thi: Tư duy toán học, Tư duy đọc hiểu và Tư duy giải quyết vấn đề trên máy tính. Bài thi được thiết kế theo hình thức trắc nghiệm trên phần mềm Khaothi.online do Tập đoàn FPT cung cấp.

Tiến độ hoạt động của các điểm thi, từng phòng thi và tiến độ làm bài của từng thí sinh đều được hiển trị trên phần mềm, giúp đội ngũ cán bộ quản lý thi có thể giám sát từ xa. Nhờ đó, công tác tổ chức kỳ thi dù phân tán tại nhiều điểm thi ở 9 tỉnh thành khác nhau nhưng vẫn chặt chẽ, minh bạch, không vất vả như cách làm truyền thống.

PGS. TS. Nguyễn Phong Điền - Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội - cho biết: "Đại học Bách khoa Hà Nội đã chuẩn bị phương án về công nghệ trong vòng ba năm. Nền tảng công nghệ cho phép số hóa hoàn toàn và khép kín từ khâu xây dựng ngân hàng câu hỏi đề thi, thử nghiệm câu hỏi, xây dựng các bài thi chuẩn được mã hóa đến công tác đăng ký, thanh toán, xếp lịch, phối hợp với các cơ sở khảo thí độc lập để tổ chức thi theo một quy trình khép kín".

Ông Nguyễn Hồng Hải - Giám đốc sản phẩm Khaothi.online, Công ty Hệ thống thông tin FPT - cho rằng: "Kết quả đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ được 32 trường Đại học khác sử dụng để xét tuyển năm nay. Việc ứng dụng sâu sắc và hiệu quả các giải pháp công nghệ cho thấy tầm nhìn và sự chủ động của cơ sở giáo dục đại học trong công tác tự chủ tuyển sinh, đảm bảo một kỳ thi chất lượng, minh bạch và công khai".
(Theo VTV)

Các tin khác
Dự án

Tỉnh Yên Bái có 2 dự án đoạt giải Nhì và giải Ba Cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ VI trong Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI, năm 2024 vừa diễn ra tại thành phố Cần Thơ.

Danh sách đơn vị được phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam tính đến tháng 5/2024.

Quang cảnh Trường THCS Quang Trung, thành phố Yên Bái

Theo Quyết định số 854 của UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành về điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh đối với Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành có nội dung điều chuyển chỉ tiêu tuyển sinh lớp 6 cấp THCS của Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (2 lớp với 80 học sinh) sang Trường THCS Quang Trung (thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo).

Năm 2030, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu có 97% số thanh niên, thiếu niên độ tuổi 15 đến 18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. (Giờ học của các em học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái)

Yên Bái phấn đấu tối thiểu 60% tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông; 30% vào học giáo dục nghề nghiệp. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào học đại học đạt 35%, vào học giáo dục nghề nghiệp đạt 45%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục