Gần 57.000 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Cập nhật: Thứ hai, 29/11/2010 | 8:02:40 AM
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, tính đến ngày 30/9/2010, cả nước có 56.929 lao động nước ngoài.
Ảnh chỉ mang tính minh họa.
|
Theo báo cáo của các địa phương và ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam chủ yếu là những người có trình độ đại học và chứng chỉ chuyên môn.
Cụ thể, lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 48,3%; lao động có chứng chỉ chuyên môn tay nghề chiếm 34,6%; lao động là nghệ nhân, ngành nghề truyền thống chiếm 17,1%.
Bà Nguyễn Thị Hải Vân, Phó cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), cho rằng lượng lao động có trình độ cao vào Việt Nam đã góp phần đáp ứng nhu cầu về nhân lực của các doanh nghiệp. Ngoài ra, qua sử dụng lao động nước ngoài, lao động Việt Nam cũng đã học hỏi và nâng cao được trình độ, đặc biệt là tác phong và thái độ làm việc chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, cũng theo bà Vân, cần quản lý chặt chẽ lao động nước ngoài vào Việt Nam. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động do cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp. Hiện tại, Việt Nam chỉ nhận lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, chứ không tiếp nhận lao động phổ thông.
(Theo VnEconomy)
Các tin khác
Đoàn thí sinh Việt Nam gồm 36 thí sinh tham gia thi 18 nghề, đoạt 7 HCV; 3 HCB, 4 HCĐ và 11 chứng chỉ.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng vừa giao Bộ LĐ, TB&XH phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan hướng dẫn xếp lương đối với lao động tốt nghiệp theo 3 cấp trình độ nghề (cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề) theo thẩm quyền.
Cuộc thi tay nghề ASEAN lần thứ 8 đang diễn ra tại thủ đô Bangkok (Thái Lan) từ ngày 19 đến 24/11, Việt Nam đã cử 36 thí sinh tham dự cuộc thi này.
YBĐT - Công tác đào tạo nghề cho lao động được xác định là một trong những giải pháp quan trọng để giúp người dân vùng cao xóa đói giảm nghèo, từng bước đưa Trạm Tấu (Yên Bái) thoát khỏi huyện nghèo. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác này tại huyện còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả sau đào tạo nghề ở đây vẫn là một câu hỏi chưa có lời đáp.