Đào tạo nghề góp phần xoá nghèo cho nông dân Trấn Yên

  • Cập nhật: Thứ bảy, 25/12/2010 | 11:11:56 AM

YBĐT - Từ đầu năm đến nay, Trung tâm dạy nghề huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã mở được 12 lớp đào tạo nghề cho 360 học viên. Trong đó mở được 8 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn và 4 lớp dạy nghề cho đối tượng là các hộ nghèo.

Qua công tác tuyên truyền vận động, trực tiếp đến cơ sở rà soát và nắm bắt tình hình thực tế tại địa phương, Trung tâm đã mở các lớp đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu và hiệu quả thiết thực của người học. 

 

Trước đây gia đình anh Nguyễn Văn Thắng là một trong những hộ nghèo nhất nhì trong thôn 3 xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh  Yên Bái. Không việc làm, không ngành nghề phụ, mặc dù đã xoay sở đủ nghề để kiếm sống song cuộc sống gia đình cũng không khá hơn là mấy.

 

Anh Thắng đang giới thiệu mô hình thử nghiệm nuôi lợn rừng bằng thức ăn sẵn có của địa phương.

 

Biết được thông tin Trung tâm dạy nghề của huyện Trấn Yên mở lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, anh Thắng đã lặn lội đến trung tâm huyện để học cho mình nghề thú y về phát triển kinh tế gia đình. Hơn 1 tháng theo học tại trung tâm, anh Thắng đã có vốn kiến thức về thú y, được vay 30 triệu để phát triển kinh tế gia đình.

 

Tâm huyết với nghề nuôi lợn đã lâu, anh đã mạnh dạn đầu tư vào làm chuồng trại để mở rộng quy mô nuôi lợn với trên 100 lợn thịt và 20 lợn nái. Hiện tại anh đang thử nghiệm mô hình chăn nuôi lợn rừng bằng việc sử dụng các loại thức ăn sẵn có ở địa phương.

  

Với gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Hải, thôn 7, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên thì khác. Đã có nhiều năm gắn bó với con lợn, gia đình lại dư thừa điều kiện để mở rộng quy mô chăn nuôi. Song cái khó khăn với gia đình là thiếu kiến thức về thú y, về chăn nuôi để phòng bệnh cho lợn nên gia đình không dám mở rộng quy mô chăn nuôi.

Với những kiến thức tiép thu được, chị Hải đã mạnh dạn mở rộng mô hình chăn nuôi lợn lên 100 con.

 

Được cán bộ của trung tâm dạy nghề huyện Trấn Yên đến nhà tư vấn, đầu năm 2010, chị đã tự nguyện  tham gia lớp đào tạo nghề ngắn hạn do Trung tâm dạy nghề huyện Trấn Yên tổ chức ngay tại xã.

 

45 ngày học, chị Hải đã có đủ kiến thức về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi thú y. Với những kiến thức tiếp thu được, gia đình chị đã mạnh dạn mở rộng mô hình chăn nuôi lợn lên 100 con.

 

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm dạy nghề huyện Trấn Yên đã mở được 12 lớp đào tạo nghề cho 360 học viên. Trong đó mở được 8 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn và 4 lớp dạy nghề cho đối tượng là các hộ nghèo. Qua công tác tuyên truyền vận động, trực tiếp đến cơ sở rà soát và nắm bắt tình hình thực tế tại địa phương, Trung tâm đã mở các lớp đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của người học. Thông qua các tổ chức hội, đoàn thể của các xã để nắm bắt nhu cầu và phối hợp tổ chức đào tạo nghề cho những hội viên có nhu cầu, hội viên nghèo.

 

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề ở Trấn Yên cũng gặp không ít những khó khăn do nhận thức về công tác đào tạo nghề của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ nại vào Nhà nước, chưa cố gắng vươn lên thoát nghèo, kinh phí hỗ trợ cho người học nghề thấp và tỷ lệ người lao động qua đào tạo có việc làm chưa cao.

 

Hiệu quả trong công tác đào tạo nghề tại Trấn Yên bước đầu đã được khẳng định và mang lại những lợi ích thiết thực cho người nông dân. Là nền tảng để địa phương hướng đến một nền sản xuất mới với nguồn nhân lực lao động có cơ cấu hợp lý và từng bước được nâng cao hơn về chất lượng, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu ngành nghề và chuyển dịch kinh tế, mở ra cơ hội thoát nghèo cho các lao động nông thôn Yên Bái.

 

Thanh Tân

Các tin khác
Cán bộ Trại Giống Yên Bình đang kiểm tra phát triển của cá giống.
(Ảnh: Thanh Tân)

YBĐT - Để nuôi và giữ được cá qua đông, người nuôi cần thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật như sau:

Nông dân trồng bí đao. (Ảnh: minh họa)

YBĐT - Bí xanh là loại cây lấy quả dễ trồng đã và đang được bà con nông dân ưa thích, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bà con cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sau:

Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về tín dụng nông nghiệp nông thôn đến nay mới hơn 6 tháng nhưng đã mở ra cơ hội cho sản xuất nông nghiệp, giải được cơn khát vốn cho nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn không ít vướng mắc cần tháo gỡ.

Lao động giúp việc gia đình (GVGĐ) đã được coi là một nghề tại Việt Nam từ năm 1998, nhưng đến nay nghề này vẫn còn thiếu nhiều quy tắc điều chỉnh, bị xem nhẹ và chưa thực sự được chính danh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục