Trung tâm Dạy nghề Lục Yên: Khẳng định vai trò trong hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/12/2010 | 9:16:19 AM

YBĐT - Trung tâm Dạy nghề huyện Lục Yên (yên Bái) được thành lập từ tháng 10/2005, vượt qua những khó khăn của ngày đầu thành lập: vừa xây dựng tổ chức bộ máy, vừa xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, vừa thực hiện chức năng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động trên địa bàn.

Các học viên tham gia lớp học nghề sửa chữa xe máy do Trung tâm mở trên địa bàn huyện.
Các học viên tham gia lớp học nghề sửa chữa xe máy do Trung tâm mở trên địa bàn huyện.

5 năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như con người, song Trung tâm đã từng bước khẳng định vai trò trong hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm ở địa phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Hiện nay, Trung tâm đã được tỉnh đầu tư 1 nhà làm việc, 4 phòng học, 1 nhà nội trú cho học sinh trị giá gần 2,6 tỷ đồng. Các trang thiết bị dạy lý thuyết, dạy nghề sửa chữa xe máy, sửa chữa điện dân dụng, dạy nghề cơ khí, dạy nghề may đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đầu tư trị giá trên 800 triệu đồng. Tuy nhiên, các điều kiện trang thiết bị như: nhà xưởng thực hành, các công trình phụ trợ thiết yếu như sân bê tông, tường rào... chưa được đầu tư kịp thời. Riêng điều kiện về con người còn khó khăn, hiện tại Trung tâm mới có 9 biên chế và 2 hợp đồng, trong đó ngoài Ban giám đốc, cán bộ quản lý thì chỉ có 3 giáo viên. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Trung tâm thường xuyên sử dụng 15 giáo viên thỉnh giảng là các thợ lành nghề, các kỹ sư nông nghiệp đang công tác tại huyện tham gia giảng dạy.

Khắc phục khó khăn, Trung tâm đã đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. Hàng năm, Trung tâm phối hợp với các cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh như Trường Cao đẳng Nghề, Chi cục Thú y tỉnh, Trung tâm Thủy sản, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Sông Hồng, tỉnh Phú Thọ... xây dựng chương trình, giáo trình phù hợp với nghề đào tạo và ký hợp đồng giảng dạy với đội ngũ giáo viên có năng lực, trình độ và giàu kinh nghiệm.

Theo đó, Trung tâm còn mở lớp tại các cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, chuẩn bị đầy đủ vật tư thực hành và khai thác các trang thiết bị phục vụ tốt cho việc dạy và học. Để các học viên được thực hành trong quá trình học nghề, Trung tâm đã kết hợp học đi đôi với hành cho học viên. Như lớp đào tạo chăn nuôi, thú y, Trung tâm đã lồng ghép việc tiêm phòng, chữa bệnh cho gia súc, gia cầm vào các hộ gia đình trên địa bàn. Với lớp làm tranh đá, học viên được thực hành tại các cơ sở chế tác tranh trên địa bàn huyện…

Từ năm 2006 đến nay, Trung tâm đã mở 125 lớp đào tạo cho 3.500 lao động. Riêng trong 2 năm 2009 và 2010 số lượng tăng lên rõ rệt với mỗi năm có trên 800 lao động được đào tạo nghề. Bao gồm các lớp đào tạo trong chương trình dự án của tỉnh về “Tăng cường năng lực dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 đào tạo theo Chương trình 135.

Ngoài ra, Trung tâm còn liên kết mở lớp ngoài chương trình, dự án như dạy tin học, lái xe ô tô cho 525 lao động... Song song với công tác đào tạo nghề, Trung tâm đã chú trọng tới công tác giới thiệu việc làm cho lao động sau đào tạo bằng cách bố trí 1 cán bộ làm công tác tuyển sinh kiêm giới thiệu việc làm, nắm bắt thông tin về thị trường lao động trong nước, thường xuyên liên hệ với các trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên hệ chỗ làm việc cho lao động sau đào tạo.

Từ năm 2006 đến tháng 9/2010 Trung tâm đã tư vấn đưa 483 lao động đi làm việc. với các ngành nghề như: may, gò hàn, điện dân dụng. Riêng 155 lao động được qua đào tạo nghề làm tranh đá quý đã có việc làm ở các cơ sở làm tranh đá trong và ngoài huyện, góp phần tăng thu nhập cho gia đình và phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Về công tác xuất khẩu lao động, mặc dù mới được huyện giao nhiệm vụ từ tháng 10/2009, nhưng đến nay, Trung tâm đã có 13 lao động đi làm việc tại các thị trường Ả rập Xê út, Libya, Malaysia. Số lao động này đều có môi trường làm việc và thu nhập tốt, cao nhất là số lao động ở Ả rập Xê út có mức thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng, Libya 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra còn nhiều trường hợp đã và đang hoàn thiện hồ sơ cũng như đăng ký để được khám tuyển đi xuất khẩu lao động.

Với những kết quả đạt được, Trung tâm Dạy nghề Lục Yên đã và đang khẳng định vị trí, vai trò của mình trong sự phát triển chung của huyện. Xứng đáng là địa chỉ tin cậy của nhân dân và người lao động trên con đường xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

P.V

Các tin khác
Với những kiến thức tiép thu được, chị Hải đã mạnh dạn mở rộng mô hình chăn nuôi lợn lên 100 con.

YBĐT - Từ đầu năm đến nay, Trung tâm dạy nghề huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã mở được 12 lớp đào tạo nghề cho 360 học viên. Trong đó mở được 8 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn và 4 lớp dạy nghề cho đối tượng là các hộ nghèo.

Cán bộ Trại Giống Yên Bình đang kiểm tra phát triển của cá giống.
(Ảnh: Thanh Tân)

YBĐT - Để nuôi và giữ được cá qua đông, người nuôi cần thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật như sau:

Nông dân trồng bí đao. (Ảnh: minh họa)

YBĐT - Bí xanh là loại cây lấy quả dễ trồng đã và đang được bà con nông dân ưa thích, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bà con cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sau:

Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về tín dụng nông nghiệp nông thôn đến nay mới hơn 6 tháng nhưng đã mở ra cơ hội cho sản xuất nông nghiệp, giải được cơn khát vốn cho nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn không ít vướng mắc cần tháo gỡ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục