Gắn đào tạo nghề với tạo việc làm cho người lao động

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/8/2011 | 9:29:41 AM

YBĐT - Hiệu quả trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Đại Phác là minh chứng cụ thể nhất của công tác này tại Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Nhiều lao động nông thôn ở Văn Yên có thu nhập từ nghề chẻ quế khô
Nhiều lao động nông thôn ở Văn Yên có thu nhập từ nghề chẻ quế khô

Thực hiện Quyết định 1956 về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, đến nay, huyện Văn Yên đã mở 11 lớp đào tạo nghề cho gần 400 lao động nông thôn.

Sau khi tham gia lớp nghề xây dựng, anh Nguyễn Văn Xuân ở xã Đại Phác và những người bạn của mình đã thành lập một tổ xây dựng chuyên thi công những công trình trên địa bàn xã. Mới đầu do chưa quen việc nên tổ xây dựng của anh Xuân chỉ nhận thi công những công trình nhỏ, không đòi hỏi kỹ thuật cao. Bây giờ do quen việc, cộng với những kiến thức đã được học, tổ thợ của anh Xuân đã nhận thi công những công trình lớn hơn, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã.

Anh Xuân cho biết, hiện tại tổ thợ của anh có 12 người, trong đó có 4 người tham gia lớp học nghề xây dựng được tổ chức ngay tại xã. Những người chưa qua lớp đào tạo nghề thì vừa làm anh vừa hướng dẫn kỹ thuật theo phương pháp “cầm tay chỉ việc” nên chỉ một thời gian ngắn họ đã nắm bắt được những kỹ thuật cơ bản của nghề xây dựng.

Ông Phạm Tùng Nguyên, Chủ tịch UBND xã Đại Phác cho biết: “Thời gian qua, Trung tâm Dạy nghề huyện đã mở 2 lớp đào tạo nghề cho 60 lao động của xã. Hiệu quả công tác đào tạo nghề tại địa phương bước đầu được khẳng định, các học viên sau khi tham gia các lớp học nghề đã áp dụng những kiến thức được học vào thực tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, từng bước nâng cao đời sống cho người dân. Dựa theo nhu cầu của người lao động, xã cũng đề nghị huyện và tỉnh tiếp tục quan tâm mở các lớp dạy nghề cho người lao động, nhất là các lớp nghề về xây dựng, chăn nuôi - thú y, sửa chữa xe máy và nghề cơ khí”.

Hiệu quả trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Đại Phác là minh chứng cụ thể nhất của công tác này tại Văn Yên. Thực hiện Quyết định 1956 về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, đến nay, huyện Văn Yên đã mở 11 lớp đào tạo nghề cho gần 400 lao động nông thôn. Thông qua đào tạo nghề, người lao động đã biết áp dụng các kiến thức được học vào thực tế, tự tạo việc làm cho bản thân và gia đình, góp phần nâng cao đời sống.

Tuy nhiên, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện còn khó khăn do chính quyền một số xã chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn nên công tác chỉ đạo tuyên truyền, vận động chưa sâu, chưa sát, sự phối hợp của chính quyền địa phương với các ngành chưa đồng bộ, thống nhất; nhận thức của một bộ phận lao động nông thôn, nhất là lực lượng thanh niên về dạy nghề chưa đầy đủ, chưa thấy được lợi ích của việc học nghề đối với tạo việc làm và tăng thu nhập cho gia đình; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các trung tâm dạy nghề để đào tạo nghề cho lao động nông thôn; cơ cấu đào tạo các ngành, nghề chưa cân đối, việc đào tạo nghề mới chỉ tập trung vào các nhóm nghề nông - lâm nghiệp, các nghề thuộc lĩnh vực sản xuất CN - TTCN và dịch vụ chưa được quan tâm và thu hút người học.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động là một trong những mục tiêu quan trọng của huyện Văn Yên từ nay đến năm 2015. Toàn huyện phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 55 %, trong đó có 40 % lao động qua đào tạo nghề.

Bà Nông Thị Minh, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: Huyện sẽ tập trung các giải pháp để thực hiện được mục tiêu này. Trong đó, tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về hiệu quả thiết thực trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Song song với việc mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn theo các chương trình, dự án, Trung tâm Dạy nghề của huyện cần triển khai thực hiện mô hình liên kết đào tạo giữa Trung tâm với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất theo phương châm đưa người học vào thực tập, thực hành sản xuất ngay tại doanh nghiệp. "Chúng tôi sẽ tập trung đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng tăng dần tính chủ động, phát huy tính sáng tạo của người học, gắn đào tạo nghề với tạo việc làm cho người lao động" - Bà Minh nói.

M.C

Các tin khác
Mô hình nuôi gà bán công nghiệp của gia đình ông Nguyễn Duy Nghĩa cho thu nhập mỗi năm vài chục triệu đồng.

YBĐT - Nhằm góp phần phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, đồng thời hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, năm 2008, Trạm Khuyến nông Yên Bình đã triển khai thực hiện Dự án chăn nuôi gà bán công nghiệp tại xã Văn Lãng (Yên Bình). Từ mô hình này, ở Văn Lãng đã có hàng chục hộ thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Từ nay đến cuối năm, ngành lao động TB&XH đặt mục tiêu tập trung tạo việc làm, dạy nghề và giảm nghèo để góp phần bảo đảm an sinh xã hội...

Giờ thực hành quấn mô tơ của sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái.

YBĐT - thôn, việc tìm và giới thiệu, tạo việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo, đem lại thu nhập ổn định cho lao động nông thôn đang được thị xã Nghĩa Lộ quan tâm thực hiện.

Lao động về từ Libya.

Ngày 3-8, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước họp với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để hướng dẫn làm thủ tục tạm ứng tiền hỗ trợ cho người lao động (NLĐ) về nước từ Libya do khủng hoảng chính trị với mức hỗ trợ cao nhất là 13 triệu đồng/người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục