Đưa hơn 25.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài
- Cập nhật: Thứ sáu, 11/5/2012 | 2:15:28 PM
Theo Cục Quản lý lao động ngoài ngước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2012 là 25.637 lao động.
Ảnh minh họa.
|
Theo đó, dẫn đầu vẫn là thị trường Đài Loan với 9.930 lao động, tiếp đến là Hàn Quốc với 3.580 lao động, Nhật Bản 2.877 lao động, Lào 2.237 lao động, Malaysia 2.574 lao động, Campuchia 1.803 lao động, Macao 769 lao động, Cộng hòa Síp 496 lao động, Ả rập Xê út 533 lao động, UAE 271 lao động, Mozambique 188 lao động, Peru 179 lao động, Brunei 43 lao động, Đan Mạch 43 lao động và các thị trường khác là 114 lao động.
Như vậy, tổng số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài 4 tháng đầu năm nay giảm so với cùng kỳ năm ngoái (bằng 85,9%), đạt 28,5% so với chỉ tiêu kế hoạch dự kiến đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2012.
Trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động vốn đã rất gay gắt, tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp ngày càng tăng tại các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Đài Loan… đã ảnh hưởng xấu đến việc xuất khẩu lao động trong những tháng đầu năm.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Quản lý lao động ngoài nước thì nền kinh tế của những thị trường truyền thống tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia… vẫn tăng trưởng và có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài. Vì vậy, cơ hội việc làm dành cho lao động Việt Nam tại các nước này trong thời gian tới vẫn tăng.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
4/10 người thất nghiệp là thanh niên, đó là con số thống kê mà Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa thống kê trên toàn thế giới, tương đương với 75 triệu thanh niên không có việc làm. Ở Việt Nam, thanh niên độ tuổi từ 15-24 thất nghiệp chiếm 50,4% trong tổng số người thất nghiệp hiện nay.
Loạn từ thu phí vượt rào, đến tranh giành đơn hàng giữa các doanh nghiệp, trong khi cơ quan quản lý gần như không kiểm soát được tình hình.
YBĐT - Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm bằng cách liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế để đào tạo theo địa chỉ, đơn đặt hàng, khuyến khích các doanh nghiệp cùng tham gia trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT là hướng đi đúng đắn mà Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái đã và đang thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua.
YBĐT - Để làm tốt công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho thanh niên thì chương trình ĐTN phải dựa trên nhu cầu của thanh niên, gắn với thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa phương.