Làm điều dưỡng, hộ lý tại Nhật - Lương đến 40 triệu đồng/tháng
- Cập nhật: Thứ bảy, 8/9/2012 | 9:40:36 PM
Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN - Bộ LĐTB-XH) đang tiếp nhận hồ sơ các ứng viên đăng ký tuyển chọn tham gia chương trình sang Nhật Bản làm điều dưỡng viên, hộ lý với mức lương 34 - 40 triệu đồng/tháng. Về vấn đề này, TS Lê Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục QLLĐNN, cho biết:
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản tiếp nhận ứng viên điều dưỡng (trước đây gọi là y tá - PV) và hộ lý người Việt Nam sang làm việc và học tập. Cuối tháng 4-2012, đại diện phía Việt Nam và Nhật Bản đã thống nhất triển khai chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản.
Thỏa thuận hợp tác đã mở ra cơ hội lớn cho các điều dưỡng viên, hộ lý Việt Nam có thể sang làm việc lâu dài tại Nhật. Việt Nam là nước thứ ba, sau Philippines và Indonesia, chính thức có thỏa thuận hợp tác đưa ứng viên điều dưỡng và hộ lý sang làm việc và học tập tại Nhật Bản - quốc gia phát triển hàng đầu thế giới về dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe.
- Phóng viên: Xin ông có thể cho biết cụ thể hơn về chương trình này?
TS Lê Văn Thanh |
TS LÊ VĂN THANH:
Các ứng viên điều dưỡng sẽ tạm trú ở Nhật Bản 3 năm và thực hiện công việc hỗ trợ điều dưỡng tại bệnh viện. Ứng viên hộ lý sẽ tạm trú ở Nhật Bản 4 năm và làm công việc hộ lý tại cơ sở chăm sóc sức khỏe. Nếu trúng tuyển, các ứng viên Việt Nam sang Nhật làm việc ở lĩnh vực này sẽ được trả lương bằng hoặc hơn mức lương của người Nhật làm công việc tương đương tại cùng cơ sở tiếp nhận. Cụ thể, mức lương tham khảo cho ứng viên điều dưỡng là 130.000 - 140.000 yên/tháng (tương đương 34 - 37 triệu đồng/tháng); ứng viên hộ lý sẽ được trả 140.000 - 150.000 yên/tháng (tương đương 37 - 40 triệu đồng/tháng). Mức lương có sự khác biệt tùy thuộc vào cơ sở tiếp nhận.Ngoài ra, ứng viên còn được nhận các khoản phụ cấp tương ứng với thành tích công việc. Trong quá trình làm việc, ứng viên được tạo điều kiện học thêm để tham gia thi chứng chỉ quốc gia về điều dưỡng và hộ lý của Nhật Bản để được phép làm việc dài hạn tại quốc gia này với mức lương cao hơn.
- Điều kiện để được tham gia chương trình này?
Là công dân Việt Nam không quá 35 tuổi, đủ điều kiện sức khỏe, không có tiền án, tiền sự. Đối với vị trí ứng viên hộ lý, người đăng ký cần tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng đa khoa (3 năm) hoặc đại học điều dưỡng đa khoa (4 năm). Đối với vị trí ứng viên điều dưỡng, ngoài tiêu chuẩn trên còn cần có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh Việt Nam; có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm công tác điều dưỡng (bao gồm cả thời gian tập sự 9 tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề - PV). Nếu có đủ điều kiện trên, các ứng viên sẽ được tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật miễn phí. Nhật Bản đòi hỏi rất cao về trình độ và ý thức của lao động nước ngoài.
Lao động Việt Nam làm điều dưỡng các bệnh viện tại Nhật Bản. Ảnh: C.T.V. |
- Muốn tham gia chương trình thì liên hệ nộp hồ sơ ở đâu và hồ sơ gồm những gì?
Các ứng viên có nhu cầu và đủ điều kiện có thể đăng ký tham gia chương trình và mẫu hồ sơ được đăng tải trên website của Cục QLLĐNN (www.dolab.gov.vn) và website của Bộ LĐTB-XH (www.molisa.gov.vn). Sau đó nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục QLLĐNN hoặc qua đường bưu điện theo địa chỉ: số 41B Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại: 04.38249517 (số máy lẻ 511, 513), fax: 04.38240122, hạn chót nhật hồ sơ ngày 15-9-2012. Riêng hồ sơ đăng ký gửi qua đường bưu điện sẽ được tính theo dấu bưu điện. Lưu ý, người tham gia phải đăng ký vị trí cụ thể, ứng viên điều dưỡng hay ứng viên hộ lý.
Danh sách người đăng ký đạt hoặc không đạt yêu cầu đều được thông báo trên trang thông tin điện tử www.dolab.gov.vn và gửi về theo địa chỉ người đăng ký cung cấp.
|
(Theo SGGP)
Các tin khác
YBĐT - Chiều 7/9, đồng chí Ngô Thị Chinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và lãnh đạo các ban ngành liên quan đã dự Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc thực hiện Đề án Dạy nghề cho lao động nông thôn do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì.
YBĐT - Trong vụ mùa, thời tiết thường có những đợt nắng nóng xen kẽ với những đợt mưa rào. Đó là điều kiện thuận lợi cho một số loại sâu bệnh phát sinh gây hại cho lúa. Bà con nông dân cần chủ động theo dõi, phát hiện và phòng trừ một số loại sâu, bệnh hại chính trên lúa như sau:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao đàm phán, thống nhất với phía Hàn Quốc quy định chế tài về tài chính nhằm ràng buộc, đồng thời khuyến khích người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng thời hạn.
YBĐT - Đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của LĐNT và điều kiện của địa phương đang là một hướng đi cần được quan tâm hiện nay. Do đó, trong đào tạo nghề cho LĐNT cần làm tốt công tác khảo sát nhu cầu để phân loại đối tượng, ngành nghề đào tạo một cách hiệu quả nhất.