Cần nâng cao ý thức phòng, chống bệnh trong chăn nuôi

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/10/2012 | 3:07:52 PM

YBĐT - Cùng những khó khăn do thiên tai, rét đậm rét hại, giá thức ăn chăn nuôi cao, mấy năm gần đây, ngành chăn nuôi luôn phải đối mặt với các loại dịch bệnh như: cúm gia cầm, dịch tai xanh, bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng... trên gia súc, gia cầm, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Chăn nuôi trang trại quy mô lớn nhằm hạn chế dịch bệnh.
(Ảnh: Khu chăn nuôi lợn công nghệ cao của gia đình ông Phùng Văn Hà, xã Nga Quán, huyện Trấn Yên).
Chăn nuôi trang trại quy mô lớn nhằm hạn chế dịch bệnh. (Ảnh: Khu chăn nuôi lợn công nghệ cao của gia đình ông Phùng Văn Hà, xã Nga Quán, huyện Trấn Yên).

Cuối tháng 3 vừa qua, dịch lợn tai xanh đã xảy ra 6/9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, đã có 5.757 con mắc bệnh, 3.423 con bị ốm, chết, 3.020 con bị tiêu hủy với trọng lượng 84.168kg, gây thiệt hại hàng tỷ đồng. Đặc biệt, đợt dịch này đã gây tâm lý hoang mang và rất nhiều khó khăn cho người chăn nuôi. Một trong những nguyên nhân xảy ra dịch bệnh, ngoài các yếu tố khách quan còn là sự thiếu hiểu biết của các hộ chăn nuôi đối với đàn vật nuôi của gia đình mình. Điều này thể hiện ở việc chăn nuôi còn nhỏ lẻ, manh mún mang tính chất tận dụng, tập quán thả rông gia súc còn phổ biến.

Bên cạnh đó, công tác phòng chống dịch bệnh của hộ chăn nuôi chưa được chú trọng, đặc biệt là nhận thức của người dân về công tác tiêm phòng chưa được nâng cao. Tại vùng cao, công tác chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, thu dọn phân, rác thải chăn nuôi vẫn chưa được bà con thực hiện tốt. Khi dịch bệnh xảy ra, ý thức của người chăn nuôi trong việc phòng chống dịch còn chưa cao, tình trạng báo dịch chậm, giấu dịch, bán chạy gia súc mắc bệnh vẫn còn phổ biến, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch.

Để giải quyết những vấn đề tồn tại này, ngoài việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân hiểu về tác dụng của việc tiêm phòng, vệ sinh chăn nuôi, các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của cơ quan chuyên môn, cần có sự chung tay, hỗ trợ, thực hiện của chính các hộ chăn nuôi trên địa bàn.

Ngoài ra, các hộ chăn nuôi cần chủ động áp dụng và thực hiện đồng bộ các biện pháp chăn nuôi an toàn như: thường xuyên chăm sóc cho vật nuôi, vệ sinh chuồng trại (che ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè), định kỳ 1 - 2 tuần/lần tiêu độc khử trùng bằng các chất sát trùng thông thường (vôi bột, Bencocid, cloramid...).

Thực hiện phương thức chăn nuôi "cùng nhập, cùng xuất", sử dụng hầm biogas xử lý thải chăn nuôi; Con giống đưa vào nuôi phải đảm bảo rõ nguồn gốc và được nhập từ những cơ sở đã tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bắt buộc (dịch tả lợn, tụ huyết trùng, lở mồm long móng...) góp phần miễn dịch khép kín cho đàn gia súc, gia cầm phát triển khỏe mạnh và ổn định. Khi có dịch xảy ra, cần nhanh chóng khai báo với cơ quan thú y hoặc chính quyền địa phương, thực hiện cách ly triệt để, khoanh vùng dịch.

Thực hiện qui tắc "5 không": không giấu dịch, không giết mổ, không bán chạy gia súc mắc bệnh, không vứt xác gia súc ra môi trường, không vận chuyển gia súc mắc bệnh ra, vào vùng dịch. Tiêu hủy gia súc mắc bệnh và tiêu độc, khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Trước khi nuôi trở lại, các cơ sở chăn nuôi phải được vệ sinh, phun thuốc tiêu độc khử trùng hàng ngày, thực hiện liên tục trong vòng 7 ngày. Cần kiểm soát tốt nguồn gốc con giống, tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm theo quy định...

Theo đó, từ đàu năm đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện phun tiêu độc khử trùng phòng chống bệnh cúm gia cầm được 84 cơ sở công cộng, 168 cơ sở giết mổ tập trung, 64 cơ sở chăn nuôi tập trung, 103.068 hộ chăn nuôi gia đình và chợ, 560 quầy bán, tổng diện tích phun gần 11.000m2 . Chi cục Thú y đã tiếp nhận và phân cho các huyện, thị, thành phố 84.000 liều vắcxin tai xanh, đã tiêm được 77.674,5 liều, phun tiêu độc khử trùng chống dịch tai xanh được 102 cơ sở chăn nuôi tập trung, 143 cơ sở giết mổ tập trung, 110.448 hộ chăn nuôi gia đình, 684 cửa hàng, quầy bán thịt lợn… tổng diện tích phun được trên 13.800m2.

Đặc biệt, tỉnh đã ra quân "Tháng vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi" tại thôn An Sơn, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn (nơi đầu tiên phát hiện dịch bệnh tai xanh hồi cuối tháng 3). Tỉnh yêu cầu, trong tháng 10 này các cấp chính quyền địa phương, ban, ngành, đoàn thể và người dân tích cực tham gia hưởng ứng"Tháng vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi".

 H.D

Các tin khác

Chiều 10-10, Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết trong tháng 10, sẽ có 150 lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc trở về đúng hạn sẽ được quay trở lại Hàn Quốc làm việc.

Người lao động chen chúc, tụ tập trước các điểm thi tiếng Hàn tại Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Lao động Hàn Quốc vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH VN thông báo “tạm dừng tiến trình thỏa thuận giữa hai bên về chương trình cấp phép việc làm cho lao động Việt Nam”.

Giờ học sửa chữa máy nông cụ ở Trường trung cấp Nghề Nghĩa Lộ.

YBĐT - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một Đề án thiết thực giúp nông dân được tiếp cận với nhiều ngành nghề để trang bị cho mình một nghề thực thụ góp phần xây dựng cuộc sống gia đình, xoá đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

Theo tổng hợp của Văn phòng Chính phủ, trong 9 tháng, cả nước đã tạo việc làm cho khoảng 1.130.000 lao động, đạt trên 70,6% chỉ tiêu kế hoạch năm, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 60.000 người, đạt 66,7% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục