Đại biểu Quốc hội Khang Thị Mào (Yên Bái) chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/6/2023 | 9:18:10 PM

YênBái - Chiều nay - 6/6, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực dân tộc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì điều hành chất vấn; đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Khang Thị Mào - Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Mù Cang Chải đã chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh về tình trạng du canh du cư

Đại biểu Khang Thị Mào - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái phát biểu chất vấn chiều 6/6.
Đại biểu Khang Thị Mào - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái phát biểu chất vấn chiều 6/6.

Đăng đàn trả lời chất vấn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định: Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và người dân tộc thiểu số. Cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương và sự nỗ lực cố gắng vươn lên của đồng bào các dân tộc, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước phát triển rõ rệt, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, phong phú, thu nhập được cải thiện, an ninh trật tự được giữ vững, khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố và tăng cường.

Chất vấn bộ trưởng, đại biểu Khang Thị Mào thẳng thắn nêu câu hỏi: Hiện nay, mặc dù có nhiều chính sách định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi đã được thực hiện rất lâu nhưng vẫn còn một bộ phận người dân chủ yếu là người dân tộc Mông vẫn du canh du cư từ nơi này sang nơi khác để phát nương, làm rẫy. Họ mang theo cả gia đình, con cái sinh sống tại các nhà chòi, nhà tạm; điều kiện về ăn ở khó khăn, giáo dục cho con em không được đảm bảo. Vậy Bộ trưởng, Chủ nhiệm có giải pháp nào trong thời gian tới để người dân tộc thiểu số định canh định cư ổn định cuộc sống? 


Trả lời chất vấn của đại biểu Khang Thị Mào - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Qua quá trình đánh giá và khảo sát, thấy rằng hiện tượng đồng bào di cư không theo kế hoạch và từ địa phương này sang địa phương khác trong phạm vi cả nước, đặc biệt là khu vực phía Bắc di cư vào khu vực Tây Nguyên thì không phải chỉ một mình đồng bào dân tộc Mông. Thậm chí có những địa phương, đồng bào dân tộc Mông chỉ là số ít hơn một số dân tộc khác. 

Nhưng về tập tục, tập quán thì từ trước đến nay là đồng bào dân tộc Mông di cư nhiều hơn, thường xuyên hơn và có những trường hợp di cư đến nhiều địa bàn, nhiều tỉnh khác nhau. Có những hộ gia đình hiện nay chưa có hộ khẩu ổn định nhưng đã di cư đến 3-4 tỉnh, đây là những thực trạng xảy ra.

"Tôi cũng có nghiên cứu vấn đề này và báo cáo với các đại biểu Quốc hội: đồng bào dân tộc Mông thì có một tập quán là nhiều khi anh em ở đâu hoặc điều kiện tốt hơn, chỉ nghe thế thôi đã có thể đi rồi. Nhưng bởi tính kết cố cộng đồng rất cao, cho nên khi đi là thường đi theo cả gia đình hoặc theo cả cộng đồng dòng họ và có dòng họ ở đâu nghe ở đây tốt hơn, điều kiện tốt hơn là người ta sẵn sàng đi đến những nơi đấy. Đấy gọi là về mặt tập quán” - Bộ trưởng giải thích. 

Thứ hai, ta không thể tránh khỏi chuyện phải thẳng thắn, đó là điều kiện kinh tế - xã hội ở những vùng nơi đang ở và so sánh với những vùng nơi đến có những thuận lợi hơn để canh tác, để sản xuất và trong thực tiễn đã chứng minh là đồng bào Mông cũng như nhiều dân tộc khác di chuyển đến những địa bàn có điều kiện hơn thì điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và người ta làm giàu. Đấy là hấp dẫn để cho người dân di chuyển đến. 

Thứ ba, vì ở nơi người ta đang ở cũng có thể xảy ra những trường hợp thiên tai, bão lũ, địch họa gì đó, người ta cảm thấy không an lòng và người ta đi tìm được nơi tốt đẹp hơn, người ta chủ động đi từ địa phương này sang địa phương khác, tìm qua nhiều lần và đến nơi nào ở ổn định thì người ta ở. Đấy là di chuyển một cách hết sức tự phát.


Trả lời câu hỏi giải pháp là gì? của đại biểu Khang Thị Mào, Bộ trưởng cho  rằng tất cả công dân Việt Nam đều có quyền về cư trú ở bất cứ nơi đâu theo Luật Cư trú. Nhưng trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, chúng ta phải phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật để làm sao người dân hiểu được các quy định pháp luật. 

"Nếu anh có nguyện vọng hoặc anh có điều kiện để di chuyển nơi khác thì anh phải báo cáo hoặc có điều kiện cho phép thì anh mới đi. Cho nên, công tác tăng cường giáo dục, phổ biến, tuyên truyền, vận động bà con nhân dân là một việc hết sức quan trọng, chấp hành trước hết là pháp luật” - Bộ trưởng Hầu A Lềnh nhấn mạnh. 

Bộ trưởng cho rằng "Cần kịp thời nắm bắt và giải quyết những vướng mắc của các hộ gia đình đấy, của nhóm cộng đồng dân cư đấy, của dòng họ đấy ở tại địa phương đấy để làm sao người ta thấy an lòng, người ta cảm thấy được giải quyết ngay tức khắc, người ta cũng cảm thấy ở đâu đều là trên đất nước Việt Nam này cả và đều có sự quan tâm của chung của Đảng, Nhà nước, của các cấp, chính quyền địa phương thì người ta cũng an tâm để sinh sống". 

Về vấn đề tập quán, Bộ trưởng cho rằng "chúng ta cũng phải có những giải pháp để giải quyết những tập tục không còn phù hợp bằng biện pháp tổng hợp, để người dân nhận thức được vấn đề và người ta không tiếp tục thực hiện việc di cư một cách tự phát làm khó cho công tác quản lý cũng như ảnh hưởng đến chính sách và đời sống của họ”.

Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, trong giai đoạn sau của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ tập trung 12 nhóm chính sách, giải quyết những vướng mắc trong Quyết định 861. Tiếp đó, nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được hưởng chính sách để xây dựng các chính sách phù hợp vào giai đoạn sau. 

Như vậy các giải pháp này vừa tổng quan, vừa có trọng tâm, trọng điểm, có phân kỳ theo từng giai đoạn để đầu tư, hỗ trợ cho bà con. Bộ trưởng cho biết: về trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc sẽ cùng phối hợp với các bộ, ngành để đánh giá, rà soát, đề xuất cấp thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những chính sách bất cập, đồng thời có những chính sách mới trong giai đoạn mới.

Quang Tuấn - Hoàng Sâm

Tags chất vấn kỳ họp thứ 5 quốc hội đại biểu ủy ban dân tộc Hầu A Lênh Khang Thị Mào

Các tin khác
Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái phát biểu tại buổi làm việc.

Sáng 6/6, Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái có buổi làm việc với Đoàn công tác của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam trao đổi, thông tin về thực trạng hoạt động và thống nhất giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ tỉnh Yên Bái.

Theo chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, phiên chất vấn bắt đầu từ sáng ngày 6-6-2023. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì và có phát biểu khai mạc phiên chất vấn.

Ngày 5/6, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh Yên Bái do đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có cuộc giám sát việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Văn Yên.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu thảo luận về Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Trong phiên thảo luận ở tổ về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) chiều nay - 5/6, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái và đại biểu Khang Thị Mào đã phát biểu tham gia ý kiến vào dự thảo Luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục