Hợp tác xã Dịch vụ nông - lâm nghiệp Tổng hợp Công Tâm (Văn Yên): Liên kết sản xuất để phát triển

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/6/2022 | 7:36:25 AM

YênBái - Các hoạt động liên kết đã giúp các doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông - lâm nghiệp Tổng hợp Công Tâm (huyện Văn Yên) giảm chi phí đầu tư, chủ động được nguyên liệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu nhập người trồng quế tăng cao, giảm ô nhiễm môi trường

Đoàn chuyên gia Ấn Độ làm việc với HTX Công Tâm về nâng cao chất lượng chiết xuất tinh dầu quế.
Đoàn chuyên gia Ấn Độ làm việc với HTX Công Tâm về nâng cao chất lượng chiết xuất tinh dầu quế.

Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông - lâm nghiệp Tổng hợp Công Tâm (viết tắt là HTX Công Tâm), huyện Văn Yên thành lập năm 2008 với ngành nghề kinh doanh: dịch vụ vật tư nông lâm nghiệp, chế biến nông sản (sắn, quế, tinh dầu quế...), vận tải hàng hóa, nuôi trồng thủy sản, ươm trồng cây con, cây giống các loại.

Năm 2015, HTX chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Trải qua gần 15 năm hoạt động từ chỗ còn nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất lẫn nguồn vốn, bằng sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể cán bộ thành viên, đến nay, HTX Công Tâm đã xây dựng được trụ sở khang trang, có phương tiện vận tải phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, duy trì thường xuyên lực lượng lao động từ 30 - 40 người có thu nhập ổn định từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng; vốn hoạt động trên 8 tỷ đồng, doanh thu trên 10 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 200 triệu đồng/năm.

Ông Trần Văn Kiên - Giám đốc HTX Công Tâm cho biết: "Muốn đi đường dài thì mình phải tìm đối tác để liên kết, hợp tác. Xác định được điều đó nên ngay sau khi chuyển đổi hình thức hoạt động theo Luật HTX năm 2012, chúng tôi chủ động liên kết, hợp tác với HTX 6/12 xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên và Công ty An Thịnh - Cường Phát, huyện Văn Yên cùng nhau liên kết phát triển chuỗi sản phẩm quế”. 

Từ khi liên kết, HTX Công Tâm đã chủ động được nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng và tìm được đầu ra ổn định. Sau khi tìm được hướng đi đúng đắn và có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của các đối tác, HTX Công Tâm đã mạnh dạn huy động vốn đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ một khu nhà xưởng hiện đại trên 1.000 m2, lắp đặt mới dây chuyền chưng cất tinh đầu quế với công suất 600 tấn lá quế/tháng, hệ thống nhà kho chứa nguyên vật liệu 3.000 m2 trị giá trên 5 tỷ đồng; mua mới 2 máy xúc lật và 1 ô tô tải. Đến nay, sản phẩm của các HTX và doanh nghiệp trong chuỗi không chỉ chiếm lĩnh tốt thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với khối lượng khá lớn. 

Tham gia chuỗi giá trị với vai trò là đơn vị cung cấp nguyên liệu cho 3 xưởng chế biến sản phẩm tinh dầu quế của HTX Công Tâm, HTX 6/12 xã Đào Thịnh và Công ty An Thịnh - Cường Phát, bình quân mỗi tháng ước đạt 13 - 15 tấn tinh dầu. Để ép được khối lượng này, cần khoảng 2.400 tấn quế nguyên liệu. 

Do đó, HTX Công Tâm đã ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ quế vỏ, cành và lá quế cho thành viên HTX và hàng nghìn hộ dân ở hai xã Viễn Sơn và Hoàng Thắng. HTX cũng tích cực tìm kiếm thông tin thị trường, thông qua các hội chợ, sàn thương mại điện tử, qua phần mềm kết nối cung - cầu của tỉnh, của Liên minh HTX Việt Nam để gặp gỡ, trao đổi. Đồng thời tìm kiếm những doanh nghiệp có truyền thống, đủ năng lực tiêu thụ khối lượng hàng hóa lớn để ký kết các hợp đồng liên kết, hợp tác sản xuất. 

Nhờ vậy, sau thời gian liên kết sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị nhận được sự đồng thuận cao của người dân, thành viên HTX, tạo thêm việc làm đem lại thu nhập ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Theo ông Trần Văn Kiên, hiệu quả bất ngờ của việc liên doanh, liên kết là HTX đã tận dụng 100% số cành và lá quế làm nguyên liệu chiết xuất tinh dầu góp phần nâng giá trị cây quế gấp 2-3 lần so với trước đây. HTX đã sản xuất các sản phẩm tận thu từ nguyên liệu mà trước đây đốt hoặc bỏ đi để làm phân hữu cơ xuất sang Nhật Bản. Với sản phẩm chất cháy từ cành và lá quế sau khi chưng cất được HTX bán cho Công ty Cao su Sao vàng và Công ty Thuốc lá Hà Nội qua đơn vị trung gian là Công ty Kim Trường Phúc, Hà Nội với khối lượng khoảng 600 tấn/tháng. 

"Các hoạt động liên kết này đã giúp các doanh nghiệp và HTX giảm chi phí đầu tư, chủ động được nguyên liệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu nhập người trồng quế tăng cao, giảm ô nhiễm môi trường” - ông Trần Văn Kiên cho biết thêm.

Hồng Duyên

Tags Liên kết sản xuất Văn Yên vật tư nông lâm nghiệp chế biến nông sản chuỗi sản phẩm sàn thương mại điện tử

Các tin khác
Mô hình chăn nuôi của gia đình ông Hoàng Văn Quốc được hỗ trợ theo Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh.

Với phần lớn dân số chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên đã tập trung tuyên truyền, định hướng người dân sản xuất theo hướng hàng hóa để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mẫu phiếu thu tiền thanh toán dịch vụ sử dụng đường bộ.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa cho biết, các trạm thu phí trên các tuyến cao tốc sẽ phát hành hoá đơn điện tử từ 0 giờ ngày 1-7.

Giá vàng trong nước trụ vững quanh mốc 68,6 triệu đồng/lượng.

Bất chấp đà giảm giá của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước trụ vững quanh mốc 68,6 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới gần 17 triệu đồng/lượng.

Việc xóa bỏ thuế nhập khẩu xăng dầu trong ASEAN sẽ khiến giá xăng dầu trong nước có cơ hội giảm. (Ảnh minh họa: KT)

Theo cam kết trong Hiệp định ATIGA, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong ASEAN với lộ trình dài nhất vào năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục