Văn Yên giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa vùng thấp với vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN) được triển khai có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống và sinh hoạt của người dân Văn Yên. Các công trình hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao thương hàng hoá, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa vùng thấp với vùng cao.
Đến nay, cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào DTTS và MN của huyện Văn Yên đã được đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của Nhân dân; đường đến trung tâm các xã cơ bản đã được rải nhựa. Tuy nhiên, đường từ trung tâm xã đến một số thôn vùng cao, vùng xa vẫn còn khó khăn; một số cầu qua suối lâu năm đã xuống cấp, một số ngầm tràn, công trình thủy lợi, nhà văn hóa… không còn đáp ứng được nhu cầu đi lại và sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. 
Đồng chí Phương Thế Khải - Trưởng phòng Dân tộc huyện Văn Yên cho biết: "Với huyện Văn Yên, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN được triển khai có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống và sinh hoạt của người dân”.
Năm 2022, Văn Yên có 20 công trình thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN với tổng mức đầu tư 112.930 triệu đồng. Đến tháng 6/2023, kinh phí đã cấp 57.758 triệu đồng, giải ngân 47.085 triệu đồng, đạt 81,52% kinh phí đã giao. Dự kiến các công trình sẽ hoàn thành vào quý III và quý IV năm 2023. 
Với 9 công trình khởi công mới năm 2023, kinh phí đã giao 7.316 triệu đồng, đến nay đã giải ngân 3.528 triệu đồng, đạt 48,2%. Công trình duy tu bảo dưỡng, tổng kinh phí được giao 2 năm là 3.411 triệu đồng. Qua đó, năm 2022, Văn Yên thực hiện đầu tư tu sửa 8 công trình thuộc 5 xã: Mỏ Vàng, Lang Thíp, Châu Quế Thượng, Xuân Tầm, Viễn Sơn. Đến nay, 4/8 công trình đã thi công xong, 2 công trình đang thực hiện, 2 công trình tại xã Mỏ Vàng do thay đổi nội dung thực hiện đảm bảo nguồn vốn, chất lượng công trình nên mới trong giai đoạn hoàn tất hồ sơ điều chỉnh.
Trong quá trình triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và MN thời gian qua, bên cạnh những thuận lợi, Văn Yên cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc. Đó là, trong kinh phí đầu tư xây dựng không có kinh phí thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, nên đối với một số hộ dân có diện tích cần giải phóng nhiều hoặc có tài sản trên đất không được hỗ trợ sẽ khó khăn trong triển khai. 
Được đảng, nhà nước, chính quyền quan tâm trú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống, giúp đời sống kính tế - xã hội của đồng bào DTTS ở các địa phương phát triển hơn; đồng bào DTTS tích cực tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tham gia xây dựng nông thôn mới... Nhân dân chấp hành tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm triển khai thực hiện, an sinh xã hội được đảm bảo; tích cực tham gia hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu trong đồng bào DTTS... 
"Để việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và MN đạt tiến độ và hiệu quả cao nhất, chúng tôi kiến nghị cấp trên xem xét bổ sung nội dung hỗ trợ giải phóng mặt bằng để phù hợp với thực tế và thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện” - đồng chí Phương Thế Khải - Trưởng phòng Dân tộc huyện Văn Yên cho biết thêm.
Văn Yên được hỗ trợ 8 công trình với tổng mức đầu tư 23.283 triệu đồng; kinh phí đã phân bổ trong 2 năm (2022, 2023) là 13.789 triệu đồng. Trong đó: vốn đã giao năm 2022 là 3.421 triệu đồng, vốn đã giao năm 2023 là 10.368 triệu đồng. Đến hết tháng 6/2023, đã giải ngân 10.940 triệu đồng (vốn năm 2022 đạt 100%, vốn năm đạt 72,52%). Các công trình sau khi hoàn thành các công trình sẽ giải quyết dứt điểm việc thiếu nguồn nước sinh hoạt cho cho 1.061 hộ dân tại các thôn Nhầy, thôn Trạng Xô, thôn Lẫu, xã Châu Quế Thượng; thôn Khe Phầy, thôn Đá Đứng, thôn Làng Mới, xã Đại Sơn; thôn Khe Đâm, xã Mỏ Vàng; thôn Khe Dẹt, xã Phong Dụ Thượng.

Thành Trung

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Chính sách Xã hội Trung ương làm việc tại tỉnh Lào Cai

Ngân hàng Chính sách Xã hội Trung ương làm việc tại tỉnh Lào Cai

Ngày 22/7, đoàn công tác Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Trung ương do đồng chí Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai sau khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động và khảo sát thực tế tại một số điểm giao dịch.

Các xã vùng cao chủ động ứng phó với bão số 3 (Wipha)

Các xã vùng cao chủ động ứng phó với bão số 3 (Wipha)

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 được dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền với lượng mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất, các xã vùng cao trong tỉnh đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.

Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão

Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của mưa bão, ngành điện khuyến cáo người dân, cơ quan và doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn điện như: Ngắt ngay nguồn điện trong nhà nếu bị ướt hoặc ngập nước; ngắt kịp thời nguồn điện ngoài trời khi mưa to, gió lớn để phòng tránh tai nạn.

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Để giảm rác thải phụ phẩm nông nghiệp, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực thế mạnh sản xuất như lúa gạo, cà phê, chăn nuôi lên 70% vào năm 2030. Theo đánh giá, việc đẩy mạnh gia tăng tái chế phụ phẩm nông nghiệp không chỉ tăng giá trị sản phẩm còn góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp sạch, xanh.

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Theo báo cáo của Viện Tế bào học và Di truyền học, Chi nhánh Siberia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thuốc trừ sâu sinh học Novokhizol thế hệ mới, do các nhà khoa học Siberia phát triển dựa trên chitosan, đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm và được coi là giải pháp đầy hứa hẹn để bảo vệ cây trồng.

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1560/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 21/7, tại trụ sở UBND phường Lào Cai, đồng chí Nguyễn Thế Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với các phường, xã: Lào Cai, Bảo Thắng và Bảo Hà về công tác giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn tỉnh.

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Phát huy lợi thế đất đai và khí hậu vùng cao, xã Mường Hum đã tập trung quy hoạch sản xuất theo hướng chuyên canh, hình thành vùng cây trồng, vật nuôi chủ lực. Việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa không chỉ tạo ra bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, mà còn từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân sau sáp nhập.

fb yt zl tw