Yên Bái ưu tiên nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/12/2022 | 7:14:59 AM

YênBái - Triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2022, tỉnh đã tập trung chỉ đạo sát sao, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ triển khai và đặt ra mục tiêu phấn đấu giải ngân hết kế hoạch vốn trong năm 2022, đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao.

Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cơ sở hạ tầng các xã vùng cao của Yên Bái được xây dựng khang trang.
Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cơ sở hạ tầng các xã vùng cao của Yên Bái được xây dựng khang trang.

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện các chương trình MTQG, HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn để thực hiện 3 chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh. 

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh giao kế hoạch và kế hoạch vốn thực hiện các chương trình MTQG. Trong đó, đã giao mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch vốn giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 (bao gồm cả vốn đối ứng của ngân sách tỉnh) cho các ban, sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị chủ đầu tư để tổ chức triển khai thực hiện. 

Đối với kế hoạch vốn năm 2022, dù được giao muộn hơn so với các nguồn vốn khác song tỉnh đã nỗ lực đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và đặt ra mục tiêu phấn đấu hoàn thành kế hoạch giải ngân trong năm và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao. Đến nay, tỉnh đã giải ngân trên 92,7 tỷ đồng, bằng 14,4% vốn đầu tư phát triển.

Về Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 vùng đồng bào DTTS phấn đấu giảm 5 - 6% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 - 2025, đến nay, tỉnh đang chỉ đạo các huyện, thị xã tổ chức rà soát kết quả. 

Trong quá trình triển khai, tỉnh đã ưu tiên các nguồn lực đầu tư cho Chương trình. Theo đánh giá sơ bộ, kết quả giảm nghèo ở vùng đồng bào DTTS dự kiến giảm 5 - 6%, cao hơn so với mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao. 

Về Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, tỉnh đã nỗ lực tập trung thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước; đồng thời, tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa cho công tác giảm nghèo. 

Theo đó, trong 10 tháng năm 2022, các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh được phân công đã hỗ trợ các hộ nghèo về cây, con giống, công cụ sản xuất, phương tiện tiếp cận thông tin, xây dựng chuồng trại, công trình nước sạch, vệ sinh... trên 9,2 tỷ đồng. Qua đó, giúp trên 980 hộ nghèo tại các địa bàn đặc biệt khó khăn thoát nghèo. 

Năm 2022, toàn tỉnh dự kiến có trên 8.700 hộ nghèo thoát nghèo, tương ứng với tỷ lệ giảm nghèo đạt trên 4,05%, vượt mục tiêu trung ương giao (3%). Về chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (XDNTM), dự kiến năm 2022, tỉnh có 12 xã đạt chuẩn NTM, 10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. 

Bên cạnh những thuận lợi, việc triển khai các chương trình MTQG còn gặp khó khăn do đây là năm đầu thực hiện nên một số nội dung đến nay chưa có hướng dẫn thực hiện. Các nội dung hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi chưa có định mức hỗ trợ nên các địa phương chưa có cơ sở phân bổ vốn. 

Việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, Chương trình OCOP, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đối với mô hình sản xuất trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; năng lực hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác còn hạn chế, thiếu liên kết trong tiêu thụ sản phẩm… 

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình MTQG, tỉnh kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan sớm ban hành định mức hỗ trợ vốn ngân sách Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đất ở; hỗ trợ nhà ở; hỗ trợ đất sản xuất đối với Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi để có cơ sở phân bổ chi tiết cho các hộ dân bảo đảm quy định. 

Đồng thời, bảo đảm tiến độ thực hiện hỗ trợ đối với Chương trình Giảm nghèo bền vững. Tỉnh cũng kiến nghị Bộ Tài chính xem xét giao chung vốn sự nghiệp thực hiện các chương trình MTQG, không giao theo các lĩnh vực để tạo sự chủ động, linh hoạt cho các địa phương trong việc phân bổ chi tiết và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án. 

Bộ Thông tin và Truyền thông sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận nội dung "Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng công nghệ thông tin tại UBND cấp xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh trật tự” để các địa phương có cơ sở thực hiện. 
Hà Anh

Tags Yên Bái chương trình mục tiêu quốc gia giải ngân đồng bào dân tộc thiểu số

Các tin khác

Ngày 27/4 vàng miếng SJC lên 85,22 triệu đồng/lượng - lập kỷ lục mới. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục