Chào mừng Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Yên Bái lần thứ X nhiệm kỳ 2023 - 2028

Nông dân Yên Bình thành công với tư duy kinh tế nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/9/2023 | 7:41:56 AM

YênBái - Mỗi hộ nông dân lựa chọn một hướng đi phù hợp không chỉ là để sản xuất nông nghiệp mà là làm kinh tế nông nghiệp - tư duy ấy đã dẫn dắt, thúc đẩy những nông dân huyện Yên Bình ngày một thành công trong sản xuất, kinh doanh, trở thành những điển hình nông dân tiêu biểu.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Giám đốc Hợp tác xã Thịnh Phát giới thiệu sản phẩm mật ong Thịnh Phát với bạn bè quốc tế tại Hội thảo quốc tế chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ chức sản xuất rừng và trang trại tại Hà Nội tháng 9/2022.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Giám đốc Hợp tác xã Thịnh Phát giới thiệu sản phẩm mật ong Thịnh Phát với bạn bè quốc tế tại Hội thảo quốc tế chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ chức sản xuất rừng và trang trại tại Hà Nội tháng 9/2022.


Nuôi ong lấy mật, từ một nông dân sản xuất đơn lẻ, bà Nguyễn Thị Nguyệt, thôn Hơn, xã Thịnh Hưng với tư duy làm kinh tế nông nghiệp đã trở thành Giám đốc Hợp tác xã Thịnh Phát, sở hữu sản phẩm OCOP 3 sao. Bắt đầu nuôi ong lấy mật vào năm 2019 với 30 đõ ong, trung bình cho thu 200 lít/năm, bà Nguyệt nhận thấy đây là một hướng đi tốt phát triển kinh tế. 

Với tư duy đã làm thì phải hướng tới sản xuất hàng hóa, bà Nguyệt vận động một số hộ gia đình cùng tham gia nuôi ong và thành lập Tổ hợp tác với 7 thành viên quy mô chăm nuôi 175 đõ ong ban đầu. 

Bà Nguyễn Thị Nguyệt chia sẻ: "Được sự quan tâm của Hội nông dân các cấp hỗ trợ về khoa học - kỹ thuật và vốn để phát triển đàn ong, các thành viên đã tích cực tham gia học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với các mô hình nôi ong tại các địa phương lân cận. Qua 3 năm, số lượng đàn ong phát triển mạnh, cho thu nhập cao, từ đó có nhiều hộ muốn tham gia vào Tổ hợp tác, vì thế các thành viên đã bàn bạc và thống nhất thành lập hợp tác xã. Tháng 5 năm 2022, Hội Nông dân xã hướng dẫn và hỗ trợ chúng tôi thành lập Hợp tác xã Thịnh Phát với 15 thành viên có quy mô chăm nuôi 700 đõ ong, sản xuất 10 nghìn lít mật ong/năm, cho thu nhập 1,5 tỷ đồng”. 

Để tạo dựng uy tín sản phẩm, Hợp tác xã đã đăng ký và xây dựng sản phẩm mật ong OCOP và được chứng nhận sản phẩm mật ong OCOP 3 sao vào tháng 12/2022. Đến nay, thu nhập của các thành viên Hợp tác xã đạt từ 100 - 120 triệu đồng/năm. Bà Nguyệt cho hay: "Ngoài việc phát triển Hợp tác xã, bản thân tôi luôn vận động và hỗ trợ bà con và hội viên nông dân về con giống và kỹ thuật nuôi ong để hội viên có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình”.


Nói đến chuyện sản xuất, kinh doanh giỏi của nông dân Yên Bình, rất nhiều nông hộ có thể được kể đến như: hộ ông Đào Xuân Vinh, Vũ Quyết Thắng, xã Xuân Long; Nông Văn Diện, xã Ngọc Chấn; hộ Đoàn Minh Hoàn, Hoàng Văn Liêm, xã Xuân Lai; hộ Lê Văn Tuấn, Cao Thị Thuý, xã Vũ Linh; hộ Đỗ Cao Cường, xã Yên Bình; hộ Nguyễn Xuân Chiến, xã Vĩnh Kiên; hộ Nguyễn Văn Đạt, xã Hán Đà; hộ Tạ Minh Tân, xã Đại Minh; Phùng Bình Minh, xã Phú Thịnh; Lê Mai Hiền, Hoàng Thăng Long, xã Tân Nguyên... 

Ông Nguyễn Đức Vượng - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Bình cho biết: "Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi được hội viên tích cực hưởng ứng. Trong phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các cấp Hội đã vận động, hướng dẫn nông dân đầu tư phát triển kinh tế hộ gắn với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa chủ lực của huyện bước đầu đã hình thành các nhóm hộ sản xuất chuyên canh”. 

Cũng theo lãnh đạo Hội Nông dân huyện, hàng năm, 100% cơ sở Hội phát động phong trào và tổ chức cho trên 85% hộ hội viên đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi. Số lượng, chất lượng hội viên đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đều tăng, nếu như năm 2018 có trên 5.300 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp thì đến năm 2022 có trên 6.200 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, trong đó số hộ có thu nhập hàng năm trên 500 triệu đồng là 367 hộ, tăng hơn 2 lần so với đầu nhiệm kỳ. 

Một số mô hình phát triển kinh tế của hội viên nông dân với quy mô lớn, ổn định, có sự liên kết, liên doanh với doanh nghiệp, như: Tổ liên kết trồng rừng FSC; mô hình chăn nuôi trâu, bò tại xã Xuân Lai, Mông Sơn; mô hình nuôi cá lồng tại Hán Đà, Vĩnh Kiên…

Phong trào sản xuất kinh doanh giỏi của nông dân huyện không chỉ phát triển kinh tế hộ của nông dân mà góp phần góp phần hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa, thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, góp phần xây dựng nông thôn mới. Đó cũng là những minh chứng cho tinh thần nỗ lực, ý chí vươn lên, khát vọng làm giàu của nông dân trên địa bàn huyện.

Thu Hạnh

Tags đại hội Hội Nông dân Yên Bình tư duy kinh tế nông thôn mới hội viên

Các tin khác
Trung tâm Khuyến nông tỉnh duy trì hiệu quả hoạt động Trang Thông tin điện tử tổng hợp khuyến nông Yên Bái.

Những năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái đã tập trung phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách và công tác chỉ đạo của tỉnh, của ngành về nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, giới thiệu các điển hình tiên tiến, khuyến cáo nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tích cực phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Từ năm 2020 đến nay, huyện Văn Yên đã triển khai 12 dự án xây dựng khu dân cư mới tại 7 xã thị trấn trên địa bàn.

Những năm gần đây, nhiều công trình dự án được triển khai trên địa bàn huyện Văn Yên đã tạo nên diện mạo tươi mới từ vùng thấp đến vùng cao. Mạng lưới giao thông kết nối các miền quê xa xôi; thị tứ, thị trấn, khu dân cư mọc lên sầm uất, đông vui. Đó là kết quả của sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, trong đó có nhiều đóng góp từ phía người dân.

Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (21/9) được dự báo tăng mạnh sau phiên giữ nguyên giá vào ngày 11/9. Theo đó, giá xăng có thể tăng từ 800-1.200 đồng/lít tùy loại, giá dầu có khả năng tăng 800-900 đồng/lít.

Chị Hà Thị Vỹ chăm sóc diện tích dưa chuột của gia đình.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, các địa phương trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đang tích cực chuyển đổi đất lúa và cây trồng vùng gò đồi kém hiệu quả sang cây trồng khác có năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế cao hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục