Yên Bái đạt 91% cửa hàng xăng dầu thực hiện xuất hóa đơn điện tử

Tính đến ngày 20/2/2024, trên địa bàn toàn tỉnh có 110/121 cửa hàng xăng dầu thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng, đạt tỷ lệ 91% và được Bộ Tài chính ghi nhận là một trong những tỉnh đạt tỷ lệ cao trong toàn quốc. Việc triển khai hóa đơn điện tử đã và đang góp phần tích cực vào công cuộc chuyển đổi số, chống thất thu và tăng thu ngân sách.
Việc triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) trên địa bàn Yên Bái trong thời gian đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc triển khai đến các đối tượng kinh doanh xăng dầu là các doanh nghiệp (DN) tư nhân. Cụ thể như: DN chưa trang bị đủ thiết bị để thực hiện việc in hóa đơn theo từng lần bán hàng. Chi phí cho việc in ấn hóa đơn theo từng lần còn cao trong khi khách mua lẻ đa số không có nhu cầu lấy hóa đơn. Nhân viên bán hàng tại các cửa hàng ít người  nên vừa bán hàng, vừa xuất hóa đơn cũng mất thêm thời gian. Một số DN và cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho rằng, việc xuất hóa đơn sau từng lần bán hàng còn gây lãng phí cho DN… 
Nắm rõ những khó khăn này, Cục Thuế Yên Bái đã tập trung nhiều giải pháp như: chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ việc phát hành, sử dụng HĐĐT theo quy định đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu; kiểm tra dữ liệu tra cứu HĐĐT đã lập khi bán lẻ xăng dầu, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về phát hành, sử dụng hóa đơn, chứng từ không đúng quy định; hành vi không lập hóa đơn, lập không đúng quy định về HĐĐT đối với trường hợp bán lẻ xăng, dầu.
Cục Thuế cũng đã tổ chức hội nghị trực tiếp với các DN, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu, đơn vị cung cấp giải pháp truyền nhận, kết nối, phát hành HĐĐT để nắm bắt thực tế hạ tầng kỹ thuật, mức độ, khả năng đáp ứng việc triển khai phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng, đảm bảo hiệu quả, thuận lợi cho DN, đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước về kinh doanh xăng dầu, quy định về hóa đơn, chứng từ.
Đồng thời, Cục đã có các văn bản chỉ đạo các chi cục thuế và trực tiếp làm việc với các nhà cung cấp giải pháp tìm hiểu sâu công nghệ kết nối phần mềm bán xăng, trụ bơm xăng với phần mềm HĐĐT, từ đó đưa ra phương án hỗ trợ DN sử dụng giải pháp tốt nhất, tối ưu nhất không làm tăng chi phí lắp đặt, chi phí về HĐĐT cũng như chi phí về nhân công của DN khi triển khai thực hiện.
Đặc biệt, trong quá trình sử dụng HĐĐT, các DN có vướng mắc, trục trặc trong việc lập hóa đơn, cơ quan thuế sẽ cùng các nhà cung cấp kịp thời cung cấp giải pháp tiếp nhận thông tin và xử lý kịp thời, không để chậm trễ.
Bên cạnh đó, ngành thuế tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp sai phạm, không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện việc phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh và của Tổng cục Thuế.
Những nỗ lực  trong việc triển khai quản lý, sử dụng HĐĐT đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu nói riêng cũng như thực hiện hóa đơn bán hàng nói chung đã tạo lập thói quen tiêu dùng văn minh, mua bán hàng hóa có hóa đơn, chứng từ hợp pháp cho người dân và doanh nghiệp.
Ngày 1/3, Bộ Tài chính thông tin tính đến ngày 26/2, toàn quốc có 7.542 cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu đã thực hiện phát hành HĐĐT đối với từng lần bán hàng theo quy định (tăng 5.849 cửa hàng so với thời điểm 1/12/2023).
Đáng chú ý, với 91% cửa hàng xăng dầu thực hiện xuất HĐĐT, Yên Bái nằm trong số các địa phương đã ghi nhận tỷ lệ triển khai cao (trên 80%) cùng với các tỉnh: Bắc Ninh đạt 100%, Đăk Lăk đạt 97%, Thanh Hóa đạt 95%, Nam Định đạt 89%, Hà Nội đạt 88%, Hải Dương đạt 88%, Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 83%, Quảng Nam đạt 82%, Vĩnh Phúc đạt 81%.
Theo Bộ Tài chính, để thực hiện thành công việc áp dụng HĐĐT đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị tại địa phương, nhằm tạo sự đồng thuận trong việc triển khai.
Ngày 28/2, Bộ Tài chính đã có Công văn số 2075/BTC-TCT gửi Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, địa phương chủ động hợp tác chặt chẽ với Cơ quan Thuế, tích cực triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thực hiện được việc phát hành HĐĐT (theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1123/CĐ-TTg, Công điện số 1284/CĐ-TTg).
Mặt khác, Bộ Tài chính cho biết đã yêu cầu Tổng cục Thuế chỉ đạo các đơn vị tại địa phương quyết liệt triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung đẩy mạnh và đa dạng hóa các biện pháp cũng như giải pháp tuyên truyền đến người nộp thuế, các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Thêm vào đó, Cơ quan Thuế tăng cường quản lý, kiểm tra giám sát, thúc đẩy việc triển khai tại địa phương.
Trên cơ sở đó, ngành thuế làm việc cụ thể với từng doanh nghiệp, cửa hàng xăng dầu yêu cầu cung cấp giải pháp xác định cụ thể mức độ, khả năng đáp ứng việc triển khai HĐĐT theo từng lần bán hàng đồng thời có lộ trình thực hiện cụ thể (trong đó ưu tiên thực hiện ngay trước các cửa hàng đã được đầu tư trang bị cột bơm xăng dầu điện tử có tính năng truyền nhận thông tin đến máy tính).
Ngoài ra, các cục thuế tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu; tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp sai phạm, không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1284/CĐ-TTg.
Thủy Thanh

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã sử dụng mã định danh cá nhân thay cho mã số thuế trong toàn hệ thống. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế - Hải quan (Học viện Tài chính) để làm rõ những tác động tích cực của chính sách này đối với công tác quản lý thuế và hoạt động của người dân, doanh nghiệp...

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ, Sở Xây dựng các tỉnh miền trung và Tây Bắc khẩn trương khắc phục sạt lở, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, đặc biệt tại tỉnh Nghệ An – khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão số 3.

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

XÃ BẢO NHAI MỚI ĐƯỢC SÁP NHẬP BỞI 3 XÃ CỐC LY, NẬM ĐÉT, BẢO NHAI, MỞ RA KHÔNG GIAN VÀ HỘI TỤ CƠ BẢN CÁC YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. NGAY SAU KHI SÁP NHẬP, CẤP ỦY VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC TỐT TIỀM NĂNG, LỢI THẾ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG.

fb yt zl tw