Cơ hội cho ngành quế

Cây quế đã tạo sinh kế bền vững cho nhiều hộ nông dân ở tỉnh Yên Bái, gia tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, quế là mặt hàng có nhiều tiềm năng để doanh nghiệp Yên Bái đẩy mạnh xuất khẩu thông qua việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Yên Bái có trên 80.000 ha quế, trong đó tập trung tại huyện Văn Yên trên 55.000 ha. Những năm qua, hoạt động xuất khẩu chung của tỉnh đã dần ổn định và tăng tưởng, tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh năm 2024 ước đạt 425,5 triệu USD, tăng 20% so cùng kỳ (tương đương 70 triệu USD). Nhóm hàng nông lâm sản chế biến ước đạt 150 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu trực tiếp mặt hàng quế ước đạt 3,8 triệu USD, đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng chung của tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cả nước. 
Để thúc đẩy xuất khẩu, gia tăng giá trị của sản phẩm quế, theo ông Nguyễn Đình Chiến - Phó Giám đốc Sở Công Thương: "Chúng ta cần có biện pháp từ khâu cây giống đến thành phẩm xuất khẩu, sự kết hợp của chuỗi cung ứng, tiêu thụ trên toàn quốc. Vì vậy, xây dựng hệ sinh thái về quế là yêu cầu thiết thực, là giải pháp được Bộ Công Thương đưa ra nhằm tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển và tháo gỡ những khó khăn trong kết nối chuỗi chế biến, quy trình sản xuất, vốn và công nghệ; xây dựng thương hiệu... Đồng thời,  tạo ra sự kết nối giữa những chủ thể có liên quan để phối hợp giải quyết, xử lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến đến xây dựng thương hiệu riêng, đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu, đặc biệt là các tiêu chuẩn về phát triển bền vững đang ngày càng phổ biến trên thế giới”.
Văn Yên là một trong những địa phương có diện tích quế nhiều nhất tỉnh - trên 55.000 ha, trong đó trên 30.000 ha đã được xác lập chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tại 8 xã nằm ở hữu ngạn sông Hồng: Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm, Châu Quế Hạ, Tân Hợp, Đại Sơn, Viễn Sơn và Mỏ Vàng. 
Đặc biệt, diện tích quế hữu cơ đạt chứng nhận của châu Âu, Mỹ trên 7.281 ha; trong đó, Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà 2.700 ha, Công ty Olam Việt Nam 3.081 ha, Công ty Vicimex 500 ha; xã Đại Sơn 1.000 ha. Hiện nay, huyện có 212 cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giống quế, 3 hợp tác xã (HTX) sản xuất, kinh doanh giống quế, còn lại là sản xuất, kinh doanh giống quế theo quy mô hộ gia đình. 
Hàng năm gieo ươm trên 40 - 50 triệu cây giống quế, cung ứng cho các địa phương trong và ngoài huyện. Tổng sản lượng quế vỏ khô đạt trên 6.000 tấn/năm; sản xuất lá quế trung bình 65.500 tấn/năm; sản lượng gỗ quế đạt trên 60.000 m3/năm. Đối với thị trường sản phẩm quế vỏ và tinh dầu được sản xuất, tiêu thụ theo đơn đặt của khách hàng trong và ngoài nước chủ yếu: tỉnh Bắc Giang, thành phố Hà Nội; xuất khẩu các nước như: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Bangladesh, Ai Cập, Singapore, Mỹ, Anh, Hà Lan... 
Gỗ quế được các cơ sở, HTX thu mua, sản xuất ván bóc, xẻ thanh bao bì, xẻ nan xuất bán sang các nước: Đài Loan, Trung Quốc, ngoài ra gỗ quế còn được bán cho nhiều cơ sở xây dựng trong nước. 
Với tiềm năng, thế mạnh như vậy nhưng huyện Văn Yên còn gặp không ít khó khăn trong xuất khẩu quế như: thị trường hầu hết các sản phẩm quế chủ yếu là xuất khẩu gián tiếp thông qua các doanh nghiệp ngoài tỉnh; mẫu mã sản phẩm chưa được đa dạng; chưa thu hút được doanh nghiệp chế biến sâu; công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế... 
Ông Lưu Trung Kiên - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Huyện xác định việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới để phát huy tiềm năng hơn nữa của địa phương bởi việc tận dụng các FTA được xác định là giải pháp quan trọng để gia tăng xuất khẩu quế. Cùng với đó, chúng tôi đề nghị Bộ Công Thương, UBND tỉnh và các sở, ngành có cơ chế tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp chế biến sâu các sản phẩm quế. Kế đến là tăng cường công tác xúc tiến thương mại đối với sản phẩm quế và có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quế, đặc biệt là thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm cũng như việc xây dựng các trang website để quảng bá, giới thiệu sản phẩm quế”.
Từ các hoạt động thực tiễn và kết quả đạt được, ngành Công thương tỉnh đã nắm bắt thực tế về tình hình hoạt động sản xuất chế biến, xuất nhập khẩu ngành quế để tham mưu với tỉnh cũng như phối hợp với các bộ, ngành có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giúp ngành quế ngày càng phát triển và xuất khẩu bền vững. 
Tại Hội nghị triển khai xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA hỗ trợ sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm quế trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2024, ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho biết: "Thị trường đang ngày càng đòi hỏi khắt khe đối với sản phẩm quế về các yêu cầu cơ bản như: tiêu dùng xanh, giảm khí phát thải carbon; sản phẩm bảo đảm truy xuất nguồn gốc; bảo đảm chất lượng, kể cả việc kiểm soát và đáp ứng yêu cầu MRL (giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm) theo quy định thị trường… Hiện, Bộ Công Thương đang xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA cho ngành quế. Theo dự thảo đề án, mục tiêu chính là giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích của FTA; xây dựng văn hóa kết nối, hợp tác; thúc đẩy hợp tác giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp, qua đó tạo đòn bẩy cho ngành quế phát triển. Tham gia vào hệ sinh thái này, hộ nông dân trồng quế sẽ được hỗ trợ từ vay vốn đến tư vấn canh tác đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Quan trọng là được bảo đảm đầu ra theo hợp đồng đã ký với doanh nghiệp trong hệ sinh thái và hỗ trợ xử lý các vướng mắc gặp phải trong quá trình canh tác”. 
Theo bà Hoàng Thị Liên - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) chia sẻ: "Việc tận dụng các FTA được xác định là giải pháp quan trọng để gia tăng xuất khẩu quế, do vậy, ngành quế cần có sự thay đổi mạnh mẽ để thích ứng với yêu cầu của thị trường xuất khẩu trong giai đoạn tới; có thêm các nghiên cứu khoa học để kịp thời phản hồi yêu cầu của thị trường, nhất là các vấn đề liên quan đến quy định mức dư lượng tối đa, tìm kiếm các giải pháp xử lý sâu bệnh phù hợp. Cùng với đó, cần khuyến khích nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế; cơ chế tại kiểm soát hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật không hợp pháp, không có trong danh mục quản lý. Đồng thời, cần tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu ở quy mô quốc gia”. 
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành quế, tiến đến xây dựng thương hiệu riêng, đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu, đặc biệt là các tiêu chuẩn về phát triển bền vững đang ngày càng phổ biến trên thế giới. Tỉnh Yên Bái tiếp tục có những cơ chế, chính sách và các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Đặc biệt, tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giúp ngành quế Yên Bái ngày càng phát triển và xuất khẩu bền vững.
Trần Minh

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng nhẫn tăng mạnh

Giá vàng nhẫn tăng mạnh

Sáng nay (13/7), giá vàng miếng SJC đứng im tại mốc 121,5 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh, cao nhất lên mức trên mốc 119 triệu đồng/lượng.

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Bộ Tài chính cho biết, công tác phân bổ và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 đang được triển khai tích cực, bám sát mục tiêu, định hướng đề ra; trong đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.

Hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động từ 1/8

Hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động từ 1/8

Cục Hải quan vừa công bố kế hoạch triển khai Thông tư 29/2025 của Bộ Tài chính, về cơ chế thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ (dưới 1 triệu đồng), được vận chuyển thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh, bắt đầu áp dụng chính thức từ ngày 1/8/2025.

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Dự án 'Gạo Mặt Trăng' phát triển giống lúa sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực

Trong bước tiến mới hướng đến du hành không gian bền vững, các nhà khoa học thuộc dự án Moon-Rice đang phát triển giống lúa siêu nhỏ, giàu protein, có khả năng sinh trưởng trong môi trường vi trọng lực. Đây là nỗ lực hợp tác giữa Cơ quan Vũ trụ Italy và ba trường đại học nước này nhằm tạo ra nguồn lương thực tươi giàu dưỡng chất cho các phi hành gia.

Một phiên giao dịch của Ngân hàng CSXH tại xã Tân Lĩnh (mới).

Tăng cường "làm hồ sơ tại nhà, giải ngân tại xã"

Ngay sau khi sáp nhập, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Lào Cai đảm bảo duy trì 319 điểm giao dịch trên toàn tỉnh, với phương châm “gần dân, sát cơ sở” nhằm tạo thuận lợi để các hộ dân tiếp cận với tín dụng chính sách thuận lợi, hiệu quả.

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Công bố quy hoạch phục vụ xây dựng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 11/7, tại Nhà văn hóa thôn Hòa Lạc, xã Gia Phú đã tổ chức công bố Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; triển khai thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án san gạt mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật Khu Thống Nhất phục vụ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng - hướng phát triển kinh tế hiệu quả

Gây nuôi động vật rừng đang mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông thôn tại nhiều địa phương trong tỉnh bởi không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt tại những nơi có diện tích rừng tự nhiên lớn trên địa bàn tỉnh.

fb yt zl tw