Sau 13 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Đảng uỷ, chính quyền và nhân dân xã Minh Xuân, huyện Lục Yên đã đạt được những thành tựu quan trọng. Xã đã được UBND tỉnh Yên Bái công nhận đạt chuẩn xã NTM năm 2020. Đến nay, Minh Xuân đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và được công nhận xã NTM nâng cao.
Trên đường tới thăm một số mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn, Chủ tịch UBND xã Minh Xuân Lã Văn Quảng cho biết, từ thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội đã giúp địa phương tạo được bước đột phá và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với lợi thế của địa phương, đã gắn nông nghiệp với phát triển nhanh thương mại dịch vụ theo hướng sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao.
Ở Minh Xuân giờ đã xuất hiện thêm nhiều mô hình phát triển kinh tế hộ hiệu quả. Phải kể đến là mô hình nuôi vịt bầu Lâm Thượng của hộ ông Nguyễn Quang Nguyệt ở thôn Nà Khà. Hàng năm, gia đình ông Nguyệt sản xuất và bán ra thị trường khoảng 2.400 con vịt thương phẩm, doanh thu đạt khoảng 408 triệu đồng, lợi nhuận hàng năm đạt từ 100-120 triệu đồng.
Hay như mô hình trồng cây cam V2 với 500 gốc của hộ gia đình bà Hoàng thị Hường ở thôn Nà Tạng. Doanh thu hàng năm đạt khoảng 500 - 550 triệu đồng; lợi nhuận đạt từ 120 -150 triệu đồng. Cùng các mô hình như: chăn nuôi dúi của Hợp tác xã Phúc Fam, mô hình chăn nuôi lợn của hộ ông Vương Đình Công ở thôn Nà Vài, mô hình chăn nuôi trâu, bò của hộ ông Hoàng Quốc Đạt, thôn Loong Tra...
Ông Trần Văn Duy ở thôn Kéo Quạng cho biết: Mô hình xưởng gạch bê tông của gia đình tôi hàng năm sản xuất và cung ứng ra thị trường khoảng 180.000 viên, doanh thu đạt 360 triệu đồng/năm. Mô hình đã tạo việc làm ổn định cho 4 lao động thường xuyên và 2 lao động thời vụ với mức lương khoảng 8 triệu đồng/tháng. Lợi nhuận hàng năm của hộ gia đình đạt từ 75 đến 80 triệu đồng.
Cửa hàng tiện lợi Toàn Sửu, thôn Trần Phú xã Minh Xuân.
Từ khi bắt tay thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM nâng cao, Minh Xuân đặc biệt quan tâm tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp do trung ương, tỉnh, huyện ban hành; vận động nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn; phát triển mở rộng quy mô diện tích cây trồng, vật nuôi có giá trị và hiệu quả phù hợp với điều kiện sản xuất.
Đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng mã số vùng trồng, xây dựng các sản phẩm OCOP; xây dựng bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm chủ lực; xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao...
Đến nay, trên địa bàn xã đã hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung như: Vùng sản xuất lạc đỏ với diện tích 220 ha; vùng trồng cây ăn quả có múi; vùng trồng măng tre Bát độ, có 40 mô hình chăn nuôi hàng hoá...; hình thành các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; có 1 hợp tác xã, 35 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp với 180 thành viên. Toàn xã hiện có 18 hộ, 1 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Qua xây dựng xã NTM và NTM nâng cao, đời sống vật chất, tinh thần của người dân Minh Xuân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của xã ước đạt 57,3 triệu đồng/năm; kết cấu hạ tầng cơ bản được hoàn thiện, đặc biệt là về hạ tầng giao thông nông thôn; trình độ nhận thức của người dân được nâng lên rõ rệt; tình hình an ninh trật tự xã hội ở nông thôn cơ bản ổn định, bản sắc văn hóa được giữ vững và phát huy; môi trường sinh thái được cộng đồng quan tâm, bảo vệ.
Chủ tịch UBND xã Minh Xuân Lã Văn Quảng khẳng định: Công tác triển khai xây dựng xã NTM nâng cao được Minh Xuân tiến hành chủ động, đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác vận động nhân dân tổ chức thực hiện nâng cao các tiêu chí, tận dụng mọi nguồn lực của địa phương nhất là nguồn lực từ trong dân để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cảnh quan môi trường... Từ đó, đã duy trì và nâng cao các tiêu chí xây dựng NTM và xây dựng xã NTM nâng cao.
Bên cạnh tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa tầm quan trọng của việc xây dựng NTM để người dân hiểu, tin và hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ. Qua đó, Minh Xuân đã phát huy vai trò chủ thể, khơi dậy tính tự lực, tự cường, chủ động tích cực của người dân, đa dạng hóa các nguồn lực, tạo sự thống nhất cùng thực hiện xây dựng NTM.
Đến nay, Minh Xuân đã được bê tông hóa 27,07/27,07 km trục thôn, liên thôn, bằng 100% với bề rộng mặt đường 3-3,5m, bề rộng nền đường 5m, đã bê tông hóa 23,95/26,75 km, bằng 89,5% đường ngõ xóm; toàn xã, có 23,42/27,07 km đường trục thôn có hệ thống đèn chiếu sáng, đạt 86,5%; 70,6% kênh mương được kiên cố hóa, đảm bảo tưới và tiêu nước cho 100% ha đất lúa 2 vụ trên địa bàn; 100% hộ dân được sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia; 3/3 đơn vị trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ I; tỷ lệ nghèo đa chiều của xã tính theo chuẩn NTM là 4,44%...
Lớp học hát Then của đội văn nghệ dân tộc Tày xã Minh Xuân.
Bà Nguyễn Thị Mai Hương - Bí thư Đảng ủy xã Minh Xuân chia sẻ: Trong xây dựng NTM nâng cao mặc dù bị thiệt hại nặng nề do hào lưu cơ bão số 3 (YAGI), nhưng nhờ phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý điều hành của chính quyền, công tác phối hợp tuyên truyền vận động của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội; vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư, nhất là trong việc huy động nguồn lực từ Nhân dân, địa phương đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành 19/19 tiêu chí xã NTM nâng cao. Tạo tiền đề để Minh Xuân duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, NTM nâng cao, tiến tới xây dựng NTM kiểu mẫu giai đoạn 2026-2030…”.
Xây dựng NTM là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục "có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”. Vì vậy, việc được công nhân đạt chuẩn xã NTM nâng cao là nguồn động viên, khích lệ để Minh Xuân tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trên con đường phát triển.
Tổng kinh phí đã huy động xây dựng NTM nâng cao của xã Minh Xuân giai đoạn 2020-2024: 38 tỷ 326,22 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách Nhà nước: 11 tỷ 364,62 triệu đồng, chiếm 29,65%; vốn tín dụng: 20 tỷ đồng chiếm 52,18%; Nhân dân đóng góp: 6 tỷ 961,6 triệu đồng, chiếm 18,16%.
Trận Dông lốc chiều ngày 19/7, xảy ra trên địa bàn các xã Lục Yên, Tân Lĩnh, Lâm Thượng, Khánh Hoà, Mường Lai và Phúc Lợi gây tốc mái nhà và đổ nhiều cây xanh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 113/CĐ-TTg ngày 19/7/2025 về thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy thúc đẩy phát triển logistics trong lĩnh vực vận tải.
Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.
Trong bối cảnh nắng nóng diện rộng tiếp tục bao trùm khu vực Bắc Bộ và dọc dải đất từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa, hệ thống điện miền Bắc và hệ thống điện Quốc gia đã đồng loạt xác lập kỷ lục mới về công suất và sản lượng tiêu thụ điện trong ngày 18/7.
Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.
Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.
Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.
Ngày 18/7, Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công điện về việc bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đề phòng ngập lụt, úng do mưa lớn ảnh hưởng của bão số 3 (bão WIPHA) ở các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Ngày 18/7, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP quy định xử lý khó khăn, vướng mắc về việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết vào lúc 22 giờ 30 ngày 17/7, công suất tiêu thụ điện tại 17 tỉnh, thành phố miền Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra, không bao gồm Hà Nội) đã đạt 18.242MW, mức cao nhất từ đầu năm đến nay.
Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.
Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.
Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.
Dự án xử lý, tái chế Gyps công suất 850.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng do Công ty Cổ phần DAP số 2 làm chủ đầu tư, sau khi đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm thiểu áp lực, đảm bảo an toàn môi trường xung quanh khu vực và các vùng lân cận.
Tổng mức đầu tư Dự án sửa chữa cầu Yên Bái trên 24,8 tỷ đồng, gồm các hạng mục gia cường trụ; sửa chữa các hư hỏng cục bộ của cầu để duy trì khả năng khai thác công trình, đảm bảo an toàn giao thông.
Từ một loại quả ít tiếng tăm, chanh dây đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ xuất khẩu trái cây Việt. Để đạt mục tiêu tỷ đô, ngành cần chiến lược dài hạn về vùng trồng, chất lượng, mở cửa thị trường…
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu