Cần chọn thêm cây trồng phù hợp cho đồi rừng Yên Bái

Sự thất bại của cây ăn quả có múi và giá bán của vỏ, tinh dầu quế liên tục giảm thời gian qua có thể rút ra bài học: làm kinh tế, không phải là làm phong trào, sản xuất phải gắn với thị trường, phải tuân thủ quy luật cung cầu, đầu ra sẽ quyết định mọi quy trình sản xuất. Vì vậy, cần lựa chọn thêm cây trồng phù hợp cho đồi rừng Yên Bái.
Với câu chuyện của quế, sản phẩm quế Yên Bái có chất lượng hàng đầu Việt Nam, mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt là quế trồng tại các xã Viễn Sơn, Đại Sơn, Mỏ Vàng (huyện Văn Yên), Kiên Thành, Hồng Ca (Trấn Yên), An Lương, Nậm Mười (huyện Văn Chấn). Nhờ có cây quế, nhiều gia đình trở nên giàu có. 
Đặc biệt, mọi bộ phận trên cây quế (lá, cành, vỏ, thân, gốc) đều được thu mua, chế biến với giá cao; cũng chính bởi cây quế mang lại giá trị cao nên tốc độ phát triển diện tích quế cũng cao theo. Trước đây, câu chuyện "quế sang sông” chỉ diễn ra ở Văn Yên. Sau một thời gian, quế được trồng tại tất cả các xã tại huyện Trấn Yên. Rồi quế trồng dọc quốc lộ 70, quê lên núi đá Lục Yên, quế ra đảo hồ Thác Bà… 
Toàn tỉnh đến cuối năm 2024 có 81.000 ha quế là con số chắc chắn chưa đầy đủ vì quế đã được trồng vào nhiều diện tích khác. Nếu có dịp đi đến các tỉnh như Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An… thì mới thấy, sau chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, diện tích quế trên cả nước đã rất lớn. Chưa kể, không ít người mua quế giống từ huyện Trấn Yên sang tận Lào để trồng. Diện tích, sản lượng quế nhiều như thế thì cung đã vượt quá cầu hay chưa? Đó là một câu hỏi lớn, chưa có cơ quan quản lý nhà nước nào chính thức đưa ra kết luận nhưng thực tế cuộc sống thì câu trả lời đã rõ ràng. 
Ông Bắc Lan - chủ một doanh nghiệp chuyên chế biến và xuất khẩu quế tại tỉnh Bắc Ninh cho biết: "Từ cây quế Yên Bái, tôi chế biến ra hơn 50 sản phẩm khác nhau, trong đó, dược liệu và gia vị là chủ yếu. Dược liệu là thuốc chữa bệnh thì sử dụng không nhiều, gia vị thì chỉ chiếm một ít trong quá trình chế biến món ăn. Trước đây, quế ít nên trở nên quý, đồng nghĩa với đắt đỏ, giờ nhiều, quá nhiều thì hạ giá. Đó là chuyện đương nhiên theo quy luật; chưa kể quá nhiều, dẫn đến dư thừa, đặc biệt là khi thị trường có biến động”.
Khác với câu chuyện của quế, cây ăn quả có múi cũng đang và đã thật sự gặp khó khăn tại mấy xã vùng ngoài của huyện Văn Chấn, nơi được xem là thủ phủ của cam, quýt. Tại xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên, một "hiện tượng” nổi lên nhờ cây ăn quả có múi thì giờ cam quýt đã vắng bóng trên nương đồi. Điều gì đang xảy ra với bà con nông dân? Với cây ăn quả có múi, bệnh tật là nguyên nhân chính. Cam quýt cứ vàng lá, thối rễ rồi chết dần, chết mòn. Rất nhiều ý kiến, từ nhà quản lý, nhà khoa học đến người trồng cam… Cuối cùng, đại bộ phận vườn cam chết dần, người nông dân thua thiệt. 
Cây ăn quả có múi như cam sành, cam canh dù có ngon, có ngọt đến đâu thì nhu cầu tiêu thụ cũng có hạn, chưa kể cam, quýt thu hoạch vào một thời điểm ngắn, chi phí bảo quản lớn. Cây quế mang lại giá trị cao nhưng khi diện tích đã quá lớn thì cũng cần hướng dẫn, tuyên truyền để thống kê diện tích, sản lượng, ngăn chặn tình trạng trồng ồ ạt, trồng dày để bóc, tỉa dần… dẫn đến chất lượng tinh dầu kém, nhiễm sâu bệnh, phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, cần đẩy mạnh xây dựng và phát triển mạnh diện tích quế hữu cơ, song song với thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến, kinh doanh các sản phẩm về quế. Từ thực tế rất đáng để chúng ta suy ngẫm và lựa chọn cây trồng sao cho phù hợp.
Lê Phiên

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Chính sách Xã hội Trung ương làm việc tại tỉnh Lào Cai

Ngân hàng Chính sách Xã hội Trung ương làm việc tại tỉnh Lào Cai

Ngày 22/7, đoàn công tác Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Trung ương do đồng chí Huỳnh Văn Thuận, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai sau khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động và khảo sát thực tế tại một số điểm giao dịch.

Các xã vùng cao chủ động ứng phó với bão số 3 (Wipha)

Các xã vùng cao chủ động ứng phó với bão số 3 (Wipha)

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 được dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền với lượng mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất, các xã vùng cao trong tỉnh đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.

Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão

Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của mưa bão, ngành điện khuyến cáo người dân, cơ quan và doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn điện như: Ngắt ngay nguồn điện trong nhà nếu bị ướt hoặc ngập nước; ngắt kịp thời nguồn điện ngoài trời khi mưa to, gió lớn để phòng tránh tai nạn.

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Phụ phẩm nông nghiệp: Làm sao khai thác hiệu quả?

Để giảm rác thải phụ phẩm nông nghiệp, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực thế mạnh sản xuất như lúa gạo, cà phê, chăn nuôi lên 70% vào năm 2030. Theo đánh giá, việc đẩy mạnh gia tăng tái chế phụ phẩm nông nghiệp không chỉ tăng giá trị sản phẩm còn góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp sạch, xanh.

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Các nhà khoa học Nga chế tạo thành công thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới

Theo báo cáo của Viện Tế bào học và Di truyền học, Chi nhánh Siberia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thuốc trừ sâu sinh học Novokhizol thế hệ mới, do các nhà khoa học Siberia phát triển dựa trên chitosan, đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm trên đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm và được coi là giải pháp đầy hứa hẹn để bảo vệ cây trồng.

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1560/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc với một số địa phương về công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Chiều 21/7, tại trụ sở UBND phường Lào Cai, đồng chí Nguyễn Thế Phước, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với các phường, xã: Lào Cai, Bảo Thắng và Bảo Hà về công tác giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn tỉnh.

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Mường Hum: Hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao sinh kế bền vững

Phát huy lợi thế đất đai và khí hậu vùng cao, xã Mường Hum đã tập trung quy hoạch sản xuất theo hướng chuyên canh, hình thành vùng cây trồng, vật nuôi chủ lực. Việc phát triển các vùng sản xuất hàng hóa không chỉ tạo ra bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, mà còn từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân sau sáp nhập.

fb yt zl tw