Mù Cang Chải thiếu sân chơi cho trẻ em vùng cao dịp hè

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/6/2023 | 5:23:21 PM

YênBái - Đối với trẻ em ở thành thị, hè là dịp các em được nghỉ ngơi, thư giãn sau một năm học bằng nhiều loại hình vui chơi, giải trí. Nhưng với trẻ em ở vùng cao Mù Cang Chải, hè lại là thời gian phụ giúp bố mẹ, sân chơi dành cho các em còn quá xa vời…

Trẻ em xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải chơi các trò chơi tự biên, tự diễn
Trẻ em xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải chơi các trò chơi tự biên, tự diễn


Đến bản Trống Là, xã Hồ Bốn vào những ngày nắng nóng cuối tháng 5 năm 2023,  không khỏi xót xa khi bắt gặp hình ảnh những cô bé, cậu bé người Mông đen nhẻm, đầu trần, chân đất đang oằn lưng gùi củi, hay những đám trẻ tụ tập từng nhóm chơi và tắm dưới dòng suối chảy xiết.

Thấy người lạ, các em ngần ngại bảo nhau ngoảnh mặt đi và lảng sang nơi khác. Đi theo một đoạn, gặng hỏi chuyện, em Giàng Minh Thông ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn cho biết "Những ngày hè được nghỉ học thì em thường ở nhà trong nhà, làm việc nhà, giúp bố mẹ chăn trâu, nấu cơm. Do không có chỗ chơi nên chúng em thường rủ nhau đi tắm suối mỗi khi trời nắng nóng”.

Thiếu sân chơi không chỉ các em nhỏ thiệt thòi mà còn là nỗi lo của các bậc phụ huynh. Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn nên việc đưa các con đi chơi, đi nghỉ hè của nhiều gia đình là điều không thể. Tuy nhiên, lo thì vẫn cứ lo, nhưng vì mưu sinh thì vẫn phải làm. 

Chị Lù Thị Sầu ở Hồ Bốn chia sẻ: "Lo lắm nhưng không được gì, ngày nào 2 vợ chồng tôi cũng phải đi làm ruộng, làm nương từ sáng sớm nên gia đình để chúng nó tự chơi với nhau thôi”.

Hồ Bốn cũng là một trong những xã cuối của địa bàn huyện Mù Cang Chải. Với 610 hộ và  3.040 nhân khẩu, phần đông là đồng bào dân tộc Mông. Đời sống nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, bà con lo ăn còn chưa đủ nói gì đến lo chơi cho lũ trẻ. Trẻ con tầm tuổi tiểu học thì ở nhà trông em, những đứa khoảng 10 tuổi trở lên là phải đi theo phụ giúp bố mẹ chăn trâu, cắt cỏ, phụ giúp gia đình làm ruộng nương. Nói là 3 tháng nghỉ hè nhưng đây gần như trở thành mùa lao động, phụ giúp kinh tế gia đình của chúng.  

Lúc rảnh rỗi, trò chơi của các em chỉ là những trò tự biên, tự diễn với đất, đá, cây cỏ. Do thiếu  sân chơi, nhiều em còn tìm đến khe suối để tắm, leo trèo cây cối làm trò giải trí trong ngày hè. Những trò chơi tự phát này luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích, những rủi ro đáng tiếc mà hậu quả không lường trước được. 

Ông Sùng A Bình - Chủ tịch UBND xã Hồ Bốn chia sẻ: "Sau khi kết thúc năm học các nhà trường bàn giao các cháu về với gia đình, cấp ủy chính quyền xã Hồ Bốn đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể, nhất Đoàn thanh niên xã đến các thôn, bản và gia đình tuyên truyền, nhắc nhở các phụ huynh phải tự trông con mình, thường xuyên nhắc nhở không cho đi tắm suối và chơi các trò chơi nguy hiểm, nhằm hạn tình trạng thương tích và đuối nước ở trẻ”.

Do điều kiện địa hình phức tạp, dân cư sống thưa thớt, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên việc tập hợp, duy trì tổ chức sinh hoạt hè cho thiếu nhi ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải còn gặp nhiều khó khăn. 

Để quản lý, giáo dục thiếu nhi trong dịp hè, sau khi các trường học tổ chức bàn giao học sinh các trường bán trú trở về địa phương, các xã đã làm tốt công tác chỉ đạo các ngành, đoàn thể, đặc biệt là Đoàn thanh niên phối hợp với thôn bản, thường xuyên tuyên truyền, vận động gia đình quản lý tốt các em khi ở nhà, tránh không để tình trạng đáng tiếc xảy ra. 


Hiện nay trên địa bàn huyện Mù Cang Chải có 22 liên đội, 219 chi hội, 22 tổng phụ trách, đội viên là 9.023 em, thiếu nhi là 785 em và 5.176 em là nhi đồng. 

Với đặc thù là một huyện miền núi, dân cư dân sống thưa thớt, địa hình bị chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, việc tập trung các em tổ chức các hoạt động còn gặp nhiều trở ngại. Do vậy, dịp hè trẻ em vùng cao thường tìm đến những trò chơi nguy hiểm như leo cây, tắm sông, suối... nguy cơ tai nạn, thương tích, đuối nước luôn tiềm ẩn. 

Anh Giàng A Ly - Bí thư Huyện đoàn Mù Cang Chải cho biết: Để các em có sân chơi lành mạnh trong dịp hè, Huyện đoàn Mù Cang Chải đã xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động quản lý, giáo dục thanh, thiếu nhi, học sinh trong dịp hè. 

Hàng tuần tổ chức các buổi sinh hoạt hè cho các em thiếu nhi. Trong đó, huyện đoàn tập trung vào các hoạt động trải nghiệm và giới thiệu các nét văn hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Mông như: Múa khèn, thổi sáo, thêu thùa hoa văn và vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong. 

"Ngoài ra chúng tôi chỉ đạo tổ chức các buổi sinh hoạt trang bị các em những kiến thức, kỹ năng sống tự bảo vệ mình, phòng, chống bạo lực xâm hại, phòng chống tai nạn thương tích. Qua đó tạo cho các em có một môi trường an toàn, thân thiện, giúp các em có một mùa hè trọn vẹn” - Bí thư đoàn Giàng A Ly nói.

Thực tế cho thấy, trẻ em rất cần một sân chơi đúng nghĩa trong dịp hè. Việc tổ chức sân chơi và hoạt động hè cho trẻ em. Do đó, rất cần sự phối hợp từ phía gia đình, các tổ chức đoàn thể và sự vào cuộc của chính quyền địa phương. Mong rằng, các em nhỏ sẽ được tham gia vào nhiều loại hình sinh hoạt bổ ích, để thực sự có một mùa hè vui tươi, lành mạnh và an toàn.

Hồng Mỷ (Mù Cang Chải) 

Tags Mù Cang Chải Hồ Bốn Chế Tạo sân chơi trẻ em vùng cao tuổi trẻ đoàn thanh niên

Các tin khác
Hơn 4.000 chủ hộ kinh doanh cá thể của 54 địa phương đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Liên quan đến hơn 4.000 chủ hộ kinh doanh cá thể đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không đúng quy định, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, cơ quan này đã tổ chức kiểm tra tại các địa phương.

Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Anh Trí phát biểu.

Sáng 5/6, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Dự báo viên Vũ Tuấn Anh, Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia.

Trung tâm Khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo trong tháng 6 có khả năng hình thành hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực biển Đông và có thể sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ.

Ngày càng có nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh áp dụng canh tác theo tiêu chuẩn sạch, an toàn, hữu cơ. (Trong ảnh: Mô hình trồng nho trong nhà kính theo hướng hữu cơ của anh Lục Vân Anh, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên).

Khi sản xuất nông nghiệp theo hướng sạch, an toàn hay hữu cơ theo tiêu chuẩn sẽ có những tác động tích cực đến môi trường bởi khi đó lượng hóa chất từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đổ vào đất, nước, không khí sẽ giảm rõ rệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục