Sim “rác”, tài khoản “rác” và vấn nạn lừa đảo

Tội phạm sử dụng công nghệ cao, cụ thể là lừa đảo qua mạng đang ngày càng phổ biến. Bằng nhiều thủ đoạn, hàng nghìn người đã mắc bẫy, có những người chỉ trong giây lát đã mất sạch số tiền hàng trăm, hàng tỷ đồng, là khoản tiền đã tích lũy cả cuộc đời.... Rất nhiều người đặt câu hỏi: Lực lượng công an trình độ chuyên môn giỏi, phương tiện kỹ thuật cao, tại sao không truy bắt được đối tượng?
Câu hỏi này đặt ra trong bối cảnh sim điện thoại mà những kẻ lừa đảo sử dụng đều do các nhà mạng cung cấp; tiền chuyển từ tài khoản ngân hàng của nạn nhân sang tài khoản ngân hàng của những kẻ lừa đảo. Tuy nhiên, lừa đảo qua mạng xã hội đều xuất phát từ sim "rác” và tài khoản ngân hàng "rác”, khiến lực lượng đấu tranh, phá án đang gặp rất nhiều khó khăn...
Sim "rác” là những sim đã được kích hoạt sẵn trước khi được bán ra thị trường, các sim này chứa thông tin cá nhân không tương thích với người mua và sử dụng sim, người mua không cần phải mất thời gian để kê khai thông tin cá nhân như sim chính chủ. Sự ra đời sim "rác” là do các nhà mạng ép nhân viên gia tăng số lượng người dùng, tăng doanh số, tăng lợi nhuận. Tài khoản ngân hàng lại là câu chuyện khác. Đơn cử: luật pháp không quy định một người có tối đa bao nhiêu tài khoản ngân hàng; nghĩa là, một người có thể mở bao nhiêu tài khoản ở bao nhiêu ngân hàng khác nhau cũng đều được. Lợi dụng tình hình này, những tổ chức, cá nhân đã thuê mướn người khác mở tài khoản rồi mua lại để sử dụng vào mục đích khác nhau. 
Thượng tá Vũ Minh Tiến - Phó trưởng Công an thành phố Yên Bái cho biết: "Nếu người ta mua sim rác về sử dụng với mục đích hưởng chương trình khuyến mại, khi không dùng nữa thì bỏ đi, câu chuyện chẳng có gì đáng bàn. Tuy nhiên, với những đối tượng có hành vi mờ ám thì lại khác. Có trong tay những chiếc sim "rác”, các đối tượng có thể gọi điện khủng bố, đe dọa, tung tin thất thiệt, đặc biệt là gọi đến số thuê bao của người bình thường để lừa đảo; ít nhất là quảng cáo, giao vặt, gọi điện... gây phiền toái cho mọi người, khiến cơ quan chức năng không thể biết chúng là ai, đến từ đâu”. 
Một cán bộ Viettel (đề nghị không nêu tên) cho biết: "Vấn đề càng khó khăn hơn khi tội phạm thực hiện cuộc gọi tại khu vực giáp ranh biên giới hoặc đứng ở ngoài biên giới nước ta nhưng có phủ sóng di động hoặc chúng sử dụng thiết bị kích sóng di động”. 
Tương tự như vậy, tài khoản "rác” cũng không xác định được chủ thực sự đang sử dụng tài khoản là ai; càng khó khăn hơn khi tiền từ tài khoản các nạn nhân chuyển sang tài khoản của bọn lừa đảo thì lập tức chúng chuyển toàn bộ số tiền đó ra nước ngoài hoặc chuyển sang các hình thức cờ bạc, game... Khi các nạn nhân tố cáo với cơ quan công an thì... sự đã rồi. 
Báo cáo khảo sát an ninh mạng của Bkav ghi nhận, nếu tỷ lệ người dùng nhận được tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trong năm 2022 là 69,6% thì trong năm 2023 đã tăng lên 73%. Trong các vụ lừa đảo với mục đích tài chính này, kẻ xấu đều yêu cầu nạn nhân chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Nhưng khi điều tra, các tài khoản ngân hàng này đều không "chính chủ", khiến cơ quan chức năng càng gặp khó khăn.
Vấn nạn sim "rác” đã được đề cập từ rất lâu. Kể từ ngày 15/4/2024, các nhà mạng phải chịu trách nhiệm với vấn đề sim "rác” trước Bộ Thông tin và Truyền thông. Ngăn chặn được sim "rác”, tội phạm lừa đảo qua mạng sẽ khó có đất sống. Ngành ngân hàng cũng cần phải thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội, đơn cử như: quy định bắt buộc phải sử dụng tài khoản chính chủ, có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với hành vi mua, bán tài khoản ngân hàng; thực hiện việc rà soát tài khoản, loại bỏ những tài khoản không do chính chủ quản lý... Khi các cơ quan chức năng còn đang vào cuộc, trước vấn nạn lừa đảo qua mạng bùng phát hiện nay, người dân cần đề cao cảnh giác, tuyệt đối không được chuyển tiền cho những người không quen biết. 
Lê Phiên

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khu vực xảy ra sạt lở

Bắc Hà: Sạt lở lớn gây ách tắc giao thông

Chiều 17/7, tại khu vực Km 26+760 đường tỉnh 159 từ trung tâm xã Bản Phố cũ đi trung tâm xã Hoàng Thu Phố cũ (cầu Hoàng Thu Phố, địa phận xã Hoàng Thu Phố cũ nay là xã Bắc Hà) xảy ra vụ sạt lở ta luy dương với khối lượng đất đá khoảng 5.000 m3 gây ách tắc giao thông trên địa bàn.

Khám phá hệ thống camera AI tự động phát hiện vi phạm giao thông, hành vi gây rối và đối tượng truy nã

Khám phá hệ thống camera AI tự động phát hiện vi phạm giao thông, hành vi gây rối và đối tượng truy nã

Hệ thống "mắt thần" tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI của Trung tâm thông tin chỉ huy Cục CSGT có thể nhận diện được khoảng 20 hành vi vi phạm giao thông, có thể vẽ lại hành trình của một chiếc xe tình nghi gây tai nạn một cách nhanh chóng. Đặc biệt, hệ thống này nhận diện và cảnh báo cả các hành vi gây rối, khuôn mặt đối tượng truy nã. 

Kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng

Kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng

Một người đàn ông ở Ninh Bình đã suýt chuyển 520 triệu đồng cho đối tượng lừa đảo qua điện thoại với kịch bản giả danh “cán bộ Cục An ninh mạng” yêu cầu nộp tiền khắc phục hậu quả. Nhờ sự cảnh giác của con gái và sự vào cuộc kịp thời của Công an xã Gia Viễn, vụ lừa đảo đã được ngăn chặn, bảo vệ an toàn tài sản cho người dân.

fb yt zl tw