Văn Chấn nỗ lực giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/7/2023 | 2:33:38 PM

YênBái - Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, huyện Văn Chấn đã quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, hỗ trợ các đối tượng chính sách vào các dịp lễ, tết, giáp hạt.

Lãnh đạo huyện Văn Chấn kiểm tra mô hình trồng na tại xã Suối Bu.
Lãnh đạo huyện Văn Chấn kiểm tra mô hình trồng na tại xã Suối Bu.

Qua rà soát năm 2022, toàn huyện có 4.959 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 16,07%;1.981 hộ cận nghèo, chiếm tỉ lệ 6,42%.

Qua phân tích nguyên nhân cho thấy, trong 4.959 hộ nghèo thì có 1.254 hộ nghèo thiếu đất sản xuất, 1.983 hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, 476 hộ không có lao động, 944 hộ thiếu công cụ hoặc phương tiện sản xuất, 1.418 hộ không có kiến thức sản xuất, 1.435 hộ không có kỹ năng lao động sản xuất, 394 hộ có người ốm đau bệnh nặng, tai nạn... 

Huyện đã xây dựng kế hoạch giảm nghèo cụ thể cho từng nhóm đối tượng, phấn đấu giảm từ 4,7% tỉ lệ hộ nghèo trở lên, tương ứng giảm 1.438 hộ nghèo trở lên; giảm 1,32% tỉ lệ hộ cận nghèo trở lên, tương ứng với giảm 401 hộ trở lên. 

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong đợt I năm 2023, huyện Văn Chấn được giao gần 11,3 tỷ đồng với 6 dự án được triển khai. 

Trong đó, Dự án 2- Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo được phân bổ 5,8 tỷ đồng; Dự án 3- Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng gần 3,28 tỷ đồng; Dự án 4- Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững 1,36 tỷ đồng; Dự án 6-  Truyền thông và giảm nghèo về thông tin 305 triệu đồng và Dự án 7 - Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình 530 triệu đồng.

Ngay sau khi có kế hoạch và được bố trí vốn, huyện Văn Chấn đã chỉ đạo triển khai kịp thời, đúng hướng dẫn đối với từng dự án. 

Trong đó, thực hiện Dự án 2, đến nay, các xã, thị trấn đã đề xuất các hoạt động hỗ trợ sinh kế cộng đồng với 38 dự án với 155 hộ nghèo, 150 hộ cận nghèo và 140 hộ mới thoát nghèo tham gia. 

Dự án 4, thực hiện Tiểu dự án 1- Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn trong  Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức tuyển sinh và dự kiến mở 10 lớp đào tạo nghề cho 300 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo. Đối với Tiểu dự án 3- Hỗ trợ việc làm bền vững, huyện phấn đấu hỗ trợ kết nối việc làm cho 1.000 người lao động thuộc nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, lao động thuộc đối tượng người dân tộc thiểu số. 

Đối với Dự án 6, đến nay UBND huyện đã có quyết định phân bổ vốn, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Truyền  thông và Văn hóa huyện đang tiến hành triển khai thực hiện. 

Thực hiện Dự án 7, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện dự kiến tổ chức 7 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ xã, thôn làm công tác giảm nghèo; tổ chức 2 chuyến thăm quan học tập kinh nghiệm tại các huyện trong tỉnh, thời gian thực hiện trong tháng 8/2023. 

Ngoài ra, huyện  còn thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho hộ nghèo và hộ cận nghèo, chính sách hỗ trợ về  y tế, chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Năm 2023, huyện có 97 hộ nghèo khó khăn về nhà ở được hỗ trợ, trong đó có 91 hộ làm mới, 6 hộ sửa chữa. Đến  ngày 20/6, có 33 hộ đã khởi công, các hộ còn lại khởi công trong tháng 7, phấn đấu hoàn thành kế hoạch làm nhà trước 30/10 năm nay. 

Theo đánh giá, đến tháng 6, toàn huyện đã có 892 hộ nghèo có sự chuyển biến về kinh tế, được tiếp cận các dịch vụ xã hội và có khả năng thoát nghèo trong năm nay, đạt 62,03% kế hoạch. 

Ông Trần Đình Tứ - Phó Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện cho biết: Công tác giảm nghèo của huyện đạt được một số kết quả song vẫn còn nhiều khó khăn. Tại một số xã, công tác giảm nghèo chưa được quan tâm đúng mức; việc quản lý hộ nghèo, khẩu nghèo còn chưa khoa học, đặc biệt là trong khâu lập kế hoạch và xây dựng giải pháp giảm nghèo. 

Việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tiến độ còn chậm. Tuyển sinh mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn gặp nhiều khó khăn, nhất là các lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp. Việc thực hiện chỉ tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo cũng gặp khó, đặc biệt  đối với các xã vùng cao và xã trong lộ trình xây dựng nông thôn mới.  

Để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 5%/ năm, tương đương với giảm 1.550 hộ trở lên trong giai đoạn 2021- 2025, huyện Văn Chấn đã yêu cầu các địa phương trên cơ sở kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và tình hình thực tế xây dựng kế hoạch giảm nghèo với các giải pháp cụ thể, phù hợp. 

Vận động người nghèo, hộ nghèo, người chưa có việc làm phát huy khả năng của bản thân, gia đình nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Quan tâm đến nhóm đối tượng hộ nghèo người có công, thực hiện phân loại theo nguyên nhân nghèo, nhu cầu và khả năng tiếp cận chính sách của hộ để có tác động phù hợp. 

"Tiếp tục huy động tối đa các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảm nghèo, thực hiện các chính sách, dự án hỗ trợ sinh kế giúp hộ nghèo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, bên cạnh đó thực hiện tốt việc hỗ trợ hộ nghèo theo các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội của hộ gia đình”, ông Tứ cho biết. 

Cùng với đó, các ngành thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo của huyện phối hợp tốt với các xã, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia và nhóm chính sách hỗ trợ giảm nghèo thuộc lĩnh vực chuyên môn cơ quan, đơn vị phụ trách. UBND các xã, thị trấn chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị của huyện được giao chủ trì thực hiện các dự án đề xuất các hoạt động, nội dung, lớp tập huấn, thiết bị truyền thông cần hỗ trợ, mở lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp trên địa bàn.

Mạnh Cường

Tags Văn Chấn giảm nghèo cận nghèo sản xuất kinh doanh dân tộc thiểu số

Các tin khác
Hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện giúp giảm chi phí sinh hoạt của gia đình.

Từ đầu năm đến nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho 30.952 hộ nghèo và hộ chính sách xã hội với tổng kinh phí 10,228 tỷ đồng.

Lãnh đạo xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên trao đổi với người dân về CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025

Thực hiện Quyết định 1719 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Yên Bái được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 trên 1.384 tỷ đồng, chiếm 54% tổng vốn đầu tư thực hiện các CTMTQG của cả giai đoạn.

Trong gần 1 tháng phát động, các trường học trên địa bàn huyện Văn Yên đã hỗ trợ 180 triệu đồng cho các hộ nghèo.

Thời gian qua, với phương châm "giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm”, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Văn Yên đã có nhiều cách làm sáng tạo, huy động tốt nguồn lực xã hội hóa để tổ chức tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.

Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Yên Bái và Chủ tịch Hội Nông dân xã  thăm mô hình hộ hội viên sản xuất kinh doanh giỏi của xã Minh Bảo.

Những năm qua, Phong trào “Nông dân (ND) thi đua sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã tác động mạnh mẽ tới việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho ND.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục