Yên Bái tập trung thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/7/2023 | 9:31:31 AM

YênBái - Thực hiện Quyết định 1719 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Yên Bái được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 trên 1.384 tỷ đồng, chiếm 54% tổng vốn đầu tư thực hiện các CTMTQG của cả giai đoạn.

Lãnh đạo xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên trao đổi với người dân về CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025
Lãnh đạo xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên trao đổi với người dân về CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025

Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành tỉnh Yên Bái đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện chương trình. Đến nay, nguồn vốn đầu tư đã triển khai thực hiện 222 công trình. Trong đó: lĩnh vực giao thông, thủy lợi, giáo dục, văn hóa đã thực hiện và giải ngân trên 418 tỷ đồng, đạt 69% kế hoạch; vốn sự nghiệp thực hiện 35,3, đạt 11,9% kế hoạch. 

Qua triển khai thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cùng với các CTMTQG khác, các chính sách đầu tư hỗ trợ của Nhà nước đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần tích cực phục hồi phát triển  kinh tế - xã hội của tỉnh sau đại dịch Covid -19; ổn định chính trị, củng cố và giữ vững quốc phòng an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Bên cạnh những thuận lợi, việc triển khai CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như: việc giao vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương theo các lĩnh vực (sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa thông tin, kinh tế, đảm bảo xã hội...)  khó khăn trong quá trình phân bổ chi tiết và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất chưa có định mức hỗ trợ; chưa quy định cụ thể về nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự thủ tục lựa chọn đối với dự án đầu tư vùng trồng dược liệu quý (Tiểu dự án 2 - Dự án 3) để làm căn cứ triển khai. 

Việc phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân (Dự án 3 - Tiểu dự án 1) và phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi các huyện không còn đối tượng thực hiện (Dự án 5 - Tiểu dự án 3). 

Khó khăn nữa là theo quy định, việc mua vật tư, giống cây trồng vật nuôi, thiết bị của các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng phải thực hiện đấu thầu. Tuy nhiên, Luật Đấu thầu và các văn bản có liên quan chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể khi cộng đồng là bên mời thầu thì việc đấu thầu sẽ thực hiện như thế nào, gây khó khăn vướng mắc cho địa phương. 

Việc triển khai thực hiện Chương trình có nhiều điểm mới về phương pháp tiếp cận, đối tượng, nội dung, phạm vi hỗ trợ, đặc biệt là việc tích hợp các chính sách liên quan đến nhiều đơn vị tổ chức hướng dẫn triển khai thực hiện dẫn đến việc giải ngân chậm, nhất là nguồn vốn sự nghiệp.

Khắc phục các khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình, tỉnh xác định tiếp tục tuyên truyền sâu rộng mục tiêu của chương trình đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư, nhất là người dân tộc thiểu số, nhằm tạo sự đồng thuận, tích cực hưởng ứng phong trào hiến đất, cây cối, hoa màu, vật kiến trúc và tham gia đóng góp tự nguyện, bảo đảm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số. 

Phát huy vai trò tích cực của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, nhất là vai trò giám sát của cộng đồng đối với thực hiện Chương trình. 

Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát nắm bắt tiến độ triển khai để kịp thời cùng với địa phương chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện; tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, manh mún, các dự án sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về tính khả thi, hiệu quả, dễ làm trước, khó làm sau nhằm đẩy nhanh tỷ lệ giải ngân của chương trình.

Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương và cơ quan chủ trì trong triển khai thực hiện; tiếp tục rà soát các nguồn vốn chưa phân bổ để đề xuất, kiến nghị các bộ, ngành xem xét, điều chỉnh vốn giữa các dự án trong cùng một chương trình. 

Đồng thời, chủ động tích cực học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức thực hiện các nội dung, mục tiêu của Chương trình giữa các địa phương trong vùng và cả nước đồng thời tiếp tục sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập ổn định cho người dân từ kinh tế rừng. 

Mạnh Cường

Tags Yên Bái Lục Yên chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số miền núi

Các tin khác
Trong gần 1 tháng phát động, các trường học trên địa bàn huyện Văn Yên đã hỗ trợ 180 triệu đồng cho các hộ nghèo.

Thời gian qua, với phương châm "giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm”, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Văn Yên đã có nhiều cách làm sáng tạo, huy động tốt nguồn lực xã hội hóa để tổ chức tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.

Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Yên Bái và Chủ tịch Hội Nông dân xã  thăm mô hình hộ hội viên sản xuất kinh doanh giỏi của xã Minh Bảo.

Những năm qua, Phong trào “Nông dân (ND) thi đua sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã tác động mạnh mẽ tới việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho ND.

Hội LHPN phường Hợp Minh (thành phố Yên Bái) hỗ trợ gà giống, cám nuôi… tạo sinh kế cho hộ phụ nữ nghèo.

Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh giao hội LHPN các huyện, thị, thành phố đảm bảo 100% hộ nghèo được giúp, mỗi chi hội giúp ít nhất từ 1-2 hộ phụ nữ nghèo được công nhận thoát nghèo; mỗi đơn vị cấp huyện có ít nhất 1 mô hình mới hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế có hiệu quả...

Chiều 5/7, ngay sau Hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của UBND tỉnh, 3 ngân hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho hộ nghèo. Dự chương trình có đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục