Yên Bình đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động du lịch

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/10/2024 | 1:45:22 PM

YênBái - Việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và lịch sử của dân tộc đã trở thành động lực phát triển ở huyện Yên Bình. Sự kết hợp giữa văn hóa và du lịch không chỉ bảo tồn di sản mà còn mang lại thu nhập và cơ hội việc làm cho người dân.

Du lịch cộng đồng - hướng phát triển du lịch ở Yên Bình.
Du lịch cộng đồng - hướng phát triển du lịch ở Yên Bình.


Nằm  ven hồ Thác Bà, làng văn hóa Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình là nơi sinh sống của hơn 90% đồng bào dân tộc Dao quần trắng. Làng không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh quan thiên nhiên mộc mạc, yên bình mà còn bởi những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, mang đậm dấu ấn riêng.

Trong gần 20 năm qua, đồng bào Dao ở Ngòi Tu đã phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mang đến trải nghiệm gần gũi và khác biệt cho du khách trong và ngoài nước. Những nếp nhà sàn truyền thống nằm san sát bên nhau, tạo nên không gian ấm cúng. Du khách có thể hòa mình vào nhịp sống giản dị của người Dao, được trải nghiệm cuộc sống, ăn ở và văn hóa mộc mạc, trong lành. Du khách cũng có cơ hội thưởng thức các màn trình diễn dân ca, dân vũ từ những chàng trai, cô gái Dao, mang lại những kỷ niệm khó quên.

Không chỉ có văn hóa, Ngòi Tu còn hấp dẫn với các lễ hội truyền thống, đặc biệt vào dịp tháng Giêng khi đất trời vào xuân. Các lễ hội tại đây như hội đình Ba Chãng, hội đình Khả Lĩnh, hay hội Đền mẫu Thác Bà đều diễn ra sôi động với phần lễ trang nghiêm và phần hội vui tươi, đậm nét văn hóa làng quê Việt Nam. Những trò chơi dân gian như kéo co, ném còn, đẩy gậy tái hiện đời sống sinh hoạt của người nông dân, tạo nên không gian văn hóa cộng đồng đầy màu sắc.

Phát triển du lịch ở Yên Bình đặc biệt chú trọng vào xã hội hóa các hoạt động văn hóa và du lịch, tạo sự gắn kết và tham gia của cộng đồng. Các chương trình hành động được xây dựng nhằm giữ gìn đặc trưng văn hóa của địa phương, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế. Nhờ đó, nhiều kết quả tích cực đã đạt được. Hệ thống thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở đã được đầu tư mạnh mẽ với các công trình như nhà thi đấu, sân vận động, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao của người dân.

Một kinh nghiệm rút ra từ việc tổ chức các sự kiện văn hóa và thể thao chính là vai trò quan trọng của xã hội hóa. Yên Bình đã áp dụng các biện pháp huy động nguồn lực xã hội để tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống và trùng tu các di tích lịch sử. Tuy nhiên, huyện cũng đối diện với những thách thức như: nguồn lực xã hội hóa còn hạn chế; một số doanh nghiệp gặp khó khăn về thủ tục pháp lý khi đầu tư các dự án văn hóa.

Để tiếp tục phát triển văn hóa gắn với du lịch, Yên Bình đề ra các nhiệm vụ và giải pháp như: xây dựng chính sách cụ thể về phát triển văn hóa và bảo tồn văn hóa truyền thống một cách bền vững; khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư vào bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch, tổ chức các sự kiện lớn và quảng bá nhằm thu hút sự quan tâm từ các doanh nghiệp; quan tâm ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng để xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực trong công tác bảo tồn văn hóa.

Việc phát triển văn hóa gắn với du lịch không chỉ là nhiệm vụ mà còn là cơ hội để Yên Bình thúc đẩy kinh tế - xã hội. Bằng cách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, Yên Bình không chỉ cải thiện đời sống người dân mà còn xây dựng thương hiệu du lịch bền vững, ghi dấu ấn trong lòng du khách. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực từ chính quyền và sự chung tay của toàn xã hội trong thực hiện các chính sách phát triển văn hóa và du lịch.

Từ năm 2014 đến nay, huyện Yên Bình đã vận động nhân dân đóng góp gần 100 tỷ đồng để xây dựng và sửa chữa 128 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố. Đến nay, toàn huyện đã có 177/177 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa, đảm bảo 100% hộ dân được tham gia các hoạt động văn hóa. Ngoài ra, phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cũng phát triển mạnh mẽ với 250 đội văn nghệ và 45 câu lạc bộ thể dục thể thao, thu hút hơn 50.500 người tham gia tập luyện thường xuyên. Các hoạt động văn nghệ quần chúng và trò chơi dân gian được duy trì, giúp gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Anh Dũng

Tags Yên Bình du lịch văn hóa ẩm thực

Các tin khác

Mới đây, tạp chí nổi tiếng Condé Nast Traveler đã công bố bảng xếp hạng 20 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho khách du lịch năm 2024, trong đó có Việt Nam.

Rước Lễ mừng cơm mới

Nằm trong chuỗi các hoạt động du lịch mùa vàng năm 2024, UBND huyện Mù Cang Chải vừa tổ chức Lễ mừng cơm mới của người Mông tại đồi Mâm Xôi, xã La Pán Tẩn.

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải mùa lúa chín thu hút khách trong và ngoài nước tham quan, trải nghiệm.

Ngày 19/4/2021 HĐND tỉnh Yên Bái có Nghị quyết số 10 về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Hiện thực hóa Nghị quyết, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã tích cực thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động phát triển du lịch.

Với du lịch sáng tạo, du khách không chỉ dừng lại ở hoạt động chiêm ngưỡng, ngắm nhìn mà trực tiếp tham gia, trải nghiệm.

Ở Việt Nam, du lịch sáng tạo đánh giá như mỏ vàng, nhưng phát triển còn manh mún, chưa khai thác được tính đặc trưng văn hóa vốn có của sản phẩm. Ở các điểm thực hành du lịch sáng tạo, nhà cung ứng dịch vụ du lịch thường đơn thuần chỉ bán sản phẩm, dịch vụ, chưa biết cách lôi cuốn, tạo nên sự hài lòng của khách hàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục