Mù Cang Chải nỗ lực thực hiện chuyển đổi số

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/10/2024 | 4:17:57 PM

YênBái - Thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã và đang nỗ lực tập trung triển khai thực hiện chuyển đổi số (CĐS) toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, nhằm xây dựng mô hình chính quyền số, công dân số, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Cán bộ Viettel Yên Bái tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX thực hiện CĐS
Cán bộ Viettel Yên Bái tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX thực hiện CĐS


Là một huyện vùng cao, mặc dù cơ sở hạ tầng công nghệ, trang thiết bị công nghệ thông tin còn thiếu, chưa đồng bộ và khả năng tiếp cận dịch vụ công còn thấp, trình độ công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu cho CĐS, song với sự nỗ lực cố gắng của cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân.

Mục tiêu là CĐS trên cơ sở 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số được thông tin đầy đủ nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp trong việc tham gia vào hoạt động CĐS trên địa bàn, góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

Đồng chí Lương Thị Xuyến -  Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 51-NQ/TU của Tỉnh ủy và Chương trình hành động số 15/CTr-UBND và Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 27/3/2024 của UBND tỉnh Yên Bái về CĐS tỉnh Yên Bái năm 2024, HĐND huyện Mù Cang Chải đã ban hành Nghị quyết số 62 về thông qua Đề án CĐS trên địa bàn huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. 

Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện thuộc lĩnh vực, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện tham mưu ban hành 52 văn bản chỉ đạo liên quan đến CĐS.

Kết quả đánh giá thực hiện Kế hoạch về CĐS năm 2024, trong 37 chỉ tiêu (gồm cả chỉ tiêu thành phần) có 29/37 chỉ tiêu, chỉ tiêu thành phần đạt và vượt, gồm: phát triển hạ tầng số 4/6 chỉ tiêu, đạt 67% so với chỉ tiêu giao; phát triển chính quyền số 16/18 chỉ tiêu (bao gồm chỉ tiêu thành phần), đạt 89%; phát triển kinh tế số 3/6 chỉ tiêu, đạt 50%; phát triển xã hội số 6/7 chỉ tiêu, đạt 86% so với chỉ tiêu giao.

Hạ tầng số được quan tâm đầu tư và tiếp tục duy trì, khai thác sử dụng có hiệu quả mạng đường truyền số liệu chuyên dùng cấp II; công tác số hóa được quan tâm trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, hồ sơ cán bộ…; nền tảng số được tỉnh từng bước đầu tư và khai thác đưa vào sử dụng có hiệu quả. 

Công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin được thực hiện tốt, đáp ứng các tiêu chí an toàn thông tin để kết nối vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý văn bản trên môi trường điện tử được nâng lên và sử dụng đồng bộ đến cấp xã. 100% doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã kê khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và 100% doanh nghiệp sử dụng chữ ký số, thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn huyện được quan tâm và đẩy mạnh thực hiện.


Viettel Yên Bái tập huấn kỹ năng CĐS cho đoàn viên thanh niên huyện Mù Cang Chải.

Là đơn vị kinh doanh, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) huyện Mù Cang Chải luôn đi đầu trong việc thực hiện CĐS để nâng cao chất lượng phục vụ, mang đến cho khách hàng với đa dạng các loại dịch vụ và đã ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giải pháp mới vào hoạt động thanh toán nhằm tăng tốc độ thanh toán, tăng cường an toàn, bảo mật dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.

Ông Sùng A Hờ - Phó Giám đốc Chi nhánh Agribank huyện Mù Cang Chải cho hay, nhờ ứng dụng công nghệ số, các sản phẩm dịch vụ của Agribank ngày càng cải thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 

Hiện nay các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Agribank tại Chi nhánh Mù Cang Chải đang áp dụng phổ biến qua liên kết các kênh như: Internet Banking, E-Mobile Banking, Ngân hàng tự động thanh toán qua thẻ (ATM/POS), thanh toán qua liên kết với các ví điện tử. 

Không chỉ hướng dẫn người dân tại các xã mà hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện còn thường xuyên hướng dẫn các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện sử dụng phần mềm quét mã QR để thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời hướng dẫn người dân cách phòng tránh bị lừa đảo qua mạng xã hội khi sử dụng các loại dịch vụ.

Trong triển khai các nhiệm vụ về phát triển kinh tế số, huyện đã chủ động phối hợp với Viettel Yên Bái tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai dịch vụ hợp đồng điện tử; tư vấn, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh hoàn thiện hồ sơ triển khai truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm trên địa bàn. Điển hình như: Công ty TNHH sản xuất Nấm ăn, nấm dược liệu Mù Cang Chải, Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư và Thương mại Phú Thái - Hà Nội và HTX Dịch vụ Thương mại Du lịch Mù Cang Cang Chải. 

Huyện tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thành lập mới hợp tác xã (HTX) và thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã kinh phí mua phần mềm kế toán; làm chữ ký số; mua hóa đơn điện tử và văn phòng phẩm; mua sắm trang thiết thị văn phòng; biển hiệu... theo Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh với tổng số tiền gần 80 triệu đồng.

Sự hỗ trợ cụ thể, thiết thực về CĐS đã giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm bắt được những công nghệ mới, rút ra được những kinh nghiệm từ những bài học thực tế của các doanh nghiệp, HTX đã CĐS thành công và ứng dụng vào thực tế quy trình sản xuất, quy trình kinh doanh của đơn vị để nâng cao năng lực quản lý, tối ưu hoá sản xuất, mở rộng thị trường và tạo ra nhiều giá trị mới.

Anh Lý A Dờ - Giám đốc HTX du lịch đồi Mâm Xôi, xã La Pán Tẩn chia sẻ: "Từ khi được tiếp cận với CĐS và được truyền đạt những kiến thức về CSĐ trong thời qua đã giúp cho bản thân tôi cũng như các thành viên trong HTX áp dụng được nhiều hình thức quảng bá về phát triển du lịch như xây dựng website; quản lý trên các nền tảng mạng xã hội để đưa những hình ảnh về đồi Mâm Xôi, sản phẩm OCOP để du khách tìm hiểu biết đến khi tới thăm Mù Cang Chải, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương”.

Sự nỗ lực, tập trung triển khai thực hiện có hiểu quả công tác CĐS sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện vùng cao Mù Cang Chải.

Đức Toàn

Tags Mù Cang Chải chuyển đổi số kinh tế số xã hội số

Các tin khác

Việc triển khai tốt IPv6 là dấu hiệu cho thấy tỉnh Yên Bái đang bắt kịp đúng xu thế phát triển, sẵn sàng “chuyển mình” để đảm bảo an toàn thông tin, phát triển hạ tầng số, phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp về nhu cầu truy cập, sử dụng dịch vụ hành chính công của các cơ quan nhà nước qua IPv6.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định, phát triển sử dụng tài nguyên số là một trong những giải pháp phát triển hạ tầng số.

Đoàn thanh niên phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái tuyên truyền người dân đăng ký sử dụng chữ ký số cá nhân.

Trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, phát triển kinh tế số và xã hội số, việc sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử, dịch vụ công trực tuyến... là một giải pháp quan trọng, mang lại rất nhiều tiện ích cho người dân. Vì vậy, việc phổ cập chữ ký số cá nhân cho người dân có ý nghĩa quan trọng trong quá trình CĐS.

Microsoft ngày 21/10 đã công bố nâng cấp các dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) của mình với những tác nhân tự động mới, nhằm thúc đẩy việc ứng dụng AI trong doanh nghiệp.

Microsoft ngày 21/10 đã công bố nâng cấp các dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) của mình với những tác nhân tự động mới, nhằm thúc đẩy việc ứng dụng AI trong doanh nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục