Quốc hội thảo luận dự án Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/10/2013 | 4:33:19 PM

YBĐT – Ngày 29/10, Quốc hội tiếp tục làm việc tại Hội trường để nghe trình bày Tờ trình, báo cáo thẩm tra về dự án Luật Công chứng (sửa đổi); Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật và thảo luận tại Hội trường về nội dung này.

Đại biểu Đặng Thị Kim Liên - đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu thảo luận tại hội trường.
Đại biểu Đặng Thị Kim Liên - đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu thảo luận tại hội trường.

Trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, các đại biểu Quốc hội đều thống nhất cho rằng dự thảo Luật ngày càng hoàn thiện hơn trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại các phiên thảo luận trước.

Dự thảo Luật lần này tập trung giải quyết một số nội dung quan trọng như: vấn đề thu gom, xử lý vật, cũng như trách nhiệm về công tác quản lý nhà nước về vấn đề kiểm dịch và bảo vệ thực vật; kinh phí phòng chống dịch… Nhiều đại biểu cho rằng, hiện nay vấn đề sử dụng, nhất là việc thu gom thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng thuốc bảo vệ thực, vì đây là vật tư nông nghiệp nhưng cũng là chất hóa học độc hại, do vậy cần tăng cường công tác quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động này, nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người.

Liên quan đến công tác quản lý nhà nước về vấn đề kiểm dịch và bảo vệ thực vật, có đại biểu cho rằng cần quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của chuyên ngành nông nghiệp và các bộ, ngành có liên quan để tránh tình trạng khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì không có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm. Tăng cường công tác tập huấn, cấp chứng chỉ cho người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, biện pháp xử lý thu gom thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Vấn đề ban hành các văn bản, hướng dẫn, quy định của nhà nước về công tác kiểm dịch và bảo vệ thực vật, tránh chồng chéo, trùng lắp…

Cùng ngày, các đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận ở tổ về công tác phòng ngừa vi phạm phát luật và tội phạm; công tác của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, công tác thi hành án. Kết quả thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013. Các đại biểu đều nhất trí cao với báo cáo đánh giá kết quả của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; kết quả thực hiện Nghị quyết 37 của Quốc hội và công tác phòng chống tham nhũng năm 2013.

Liên quan vấn đề này, đại biểu Nguyễn Công Bình đoàn Yên Bái (ảnh trên) cũng đã đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng tích cực của trong công tác đấu tranh phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật, công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của các cơ quan tư pháp thời gian qua, góp phần vào việc giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…

Tham gia ý kiến về báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, đại biểu Nguyễn Công Bình đề nghị cần có báo cáo đánh giá về tình hình hoạt động, chế định của Hội thẩm nhân dân, đặc biệt là vai trò của Hội thẩm nhân dân, của luật sư trong việc tranh tụng tại các phiên tòa, việc chuyển biến đó như thế nào? Đó cũng là yêu cầu trong việc thực hiện cải cách tư pháp, đồng thời là để đảm bảo thực hiện tốt các nội dung và chỉ tiêu mà Nghị quyết 37 của Quốc hội đã ban hành.

Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, trong quá trình thực thi pháp luật vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định đó là: Tỷ lệ án treo còn cao, đặc biệt là án tham nhũng, đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần xem xét, nghiên cứu sửa đổi Bộ luật về qui định hưởng án treo phải ngặt nghèo hơn để khắc phục tình trạng này. Liên quan đến vấn đề về công tác phòng chống tham nhũng, một số đại biểu cho rằng: việc phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng vẫn còn nhiều hạn chế, mới chỉ dừng lại ở việc xử án treo và công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Tình trạng tham nhũng và các loại tội phạm vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp.

Các đại biểu cho rằng, để chống tham nhũng một cách hiệu quả cần phải có cơ chế chính sách đồng bộ; việc công khai minh bạch về tài chính, phân bổ ngân sách một cách rõ ràng... Đồng thời, đề nghị Chính phủ cần có quy định cụ thể, công khai minh bạch các nguồn thu nhập và nâng cao đời sống thu nhập từ lương đối với cán bộ công chức nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng tham nhũng như hiện nay.

Đức Toàn

Các tin khác

YBĐT – Chiều ngày 29/10, Đoàn cán bộ Hội đồng tỉnh Val-de-marne (Cộng hòa Pháp) và nhóm chuyên gia nghiên cứu hỗ trợ ngành chè thương mại bình đẳng đã đến chào xã giao lãnh đạo tỉnh Yên Bái. Tiếp đoàn có đồng chí Hoàng Xuân Nguyên – Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Rosen Plevneliev tại lễ ký các văn kiện giữa hai nước.

Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị.

Ban Tổ chức Lễ quốc tang kiến nghị Bộ Chính trị giao cho các địa phương nghiên cứu việc đặt tên đường phố mang tên Đại tướng, xây dựng khu lưu niệm, đưa tên Đại tướng gắn liền với các chiến công lịch sử của dân tộc vào SGK…

YBĐT - Bước sang tuần làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, ngày 28/10, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; Báo cáo về công tác thi hành án và kết quả thực hiện Nghị quyết số 37/2012 của Quốc hội và thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tiếp công dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục