Việt Nam tham gia công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/11/2013 | 8:23:19 AM

Ngày 7/11, tại trụ sở chính của LHQ ở thành phố New York (Mỹ), ông Lê Hoài Trung, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực nước ta tại LHQ, đã thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký “Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác” (gọi tắt là Công ước chống tra tấn).

Đại sứ Việt Nam Lê Hoài Trung (trái) và Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon.
Đại sứ Việt Nam Lê Hoài Trung (trái) và Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon.

Đây là văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người, nhằm ngăn ngừa các hành vi tra tấn, đồng thời tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, thúc đẩy xây dựng các cơ chế bảo vệ nạn nhân và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Phát biểu sau lễ ký, Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh việc ký Công ước thể hiện cam kết mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam chống lại mọi hành vi tra tấn và đối xử tàn bạo, bảo đảm ngày càng tốt hơn tất cả các quyền cơ bản của con người.

Việc ký Công ước cũng là bước đi cụ thể trong quá trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, khẳng định Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Đại sứ cho rằng việc tham gia Công ước chống tra tấn sẽ tạo thêm điều kiện để các cơ quan chức năng của nước ta tiếp tục nâng cao nhận thức, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, góp phần bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người tại Việt Nam.

Công ước chống tra tấn được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 10/12/1984 và có hiệu lực từ ngày 26/6/1987.

Công ước quy định các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp cụ thể về lập pháp, hành pháp, tư pháp hoặc các biện pháp hiệu quả khác nhằm ngăn chặn mọi hành vi tra tấn, thông qua các biện pháp phổ biến thông tin, đào tạo các lực lượng thực thi pháp luật, thường xuyên rà soát các quy định về thẩm vấn và giam giữ.

Các quốc gia tham gia Công ước cũng có nghĩa vụ trừng trị những hành vi tra tấn bằng các hình phạt thích đáng, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ nạn nhân. Công ước cũng khuyến khích các quốc gia thành viên hỗ trợ lẫn nhau về thủ tục tố tụng hình sự đối với những hành vi phạm tội nói trên, kể cả việc cung cấp các bằng chứng cần thiết nếu có.

Như vậy, kể từ khi bắt đầu có hiệu lực, đến nay đã có 154 quốc gia phê chuẩn Công ước chống tra tấn.

(Theo TTXVN)

Các tin khác

Chiều 7.11, Uỷ ban Pháp luật (UBPL) của QH đã họp phiên toàn thể để cho ý kiến thẩm tra tờ trình của Chính phủ về việc tăng thêm số phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII.

Đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Phó chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Pháp lệnh.

YBĐT - Ngày 7/11, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị sơ kết một năm thực hiện Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH ngày 30/6/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (QL,SDVK,VLN,CCHT).

YBĐT - Ngày 7/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; về công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác thi hành án; Kết quả thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội.

YBĐT - Tiếp tục ngày làm việc thứ 2 tại tỉnh Yên Bái, sáng ngày 7/11, đồng chí Nguyễn Trọng Đàm - Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Phó chủ nhiệm Ủy Ban quốc gia về thanh niên Việt Nam và các đồng chí của Ủy Ban quốc gia về thanh niên Việt Nam đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục