Quốc hội thảo luận Dự án Luật Dạy nghề: Chú trọng công tác đào tạo nâng cao chất lượng dạy nghề

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/5/2014 | 3:56:00 PM

YBĐT - Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, ngày 29/5, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận ở tổ về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề và thảo luận ở hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận ở tổ.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận ở tổ.

Trong phiên thảo luận tại tổ về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề, các đại biểu Quốc hội cho ý kiến về mục đích của việc điều chỉnh dự án Luật này đó là công tác tuyển sinh, đào tạo nâng cao chất lượng dạy nghề nhằm khắc phục tình trạng chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay; chưa thiết lập được mối liên kết giữa doanh nghiệp và người lao động, thiếu cơ quan chức năng cụ thể để hướng dẫn thi hành luật, các quy định còn mang tính nguyên tắc…

Đại biểu Phùng Quốc Hiển (đoàn Yên Bái) nêu lên một đề vấn đề đó là: Trong thực tế tại các cơ sở đào tạo nghề hiện nay, thì chất lượng đào tạo nghề vẫn còn nhiều yếu kém, chưa có trình độ chuyên môn hóa cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao động hiện nay, dẫn đến khi vào làm việc tại các doanh nghiệp lại phải đào tạo lại và nhiều trường cao đẳng nghề hiện nay thực chất không biết đào tạo lĩnh vực gì, dẫn đến không thu hút được người học. Do vậy, Luật này cần thay đổi theo đúng nghĩa là đào tạo nghề và chú trọng công tác đào tạo những ngành nghề theo từng lĩnh vực chuyên sâu, công nhân kỹ thuật lành nghề có chất lượng cao mới đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay.

Đại biểu Đặng Thị Kim Liên (đoàn Yên Bái) tham gia ý kiến vào Dự án Luật Dạy nghề tại phiên thảo luận.

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Đặng Thị Kim Liên (đoàn Yên Bái) cũng cho rằng: Để thu hút lao động tham gia học nghề, Luật cần có chính sách cụ thể về chính sách dạy nghề, nâng cao nhận thức quan tâm đầy đủ về công tác đào tạo nghề tránh dẫn đến việc mất cân đối trong cơ cấu đào tạo nghề, thiếu hụt nhân lực và nguồn lao động, trong khi đó tỷ lệ người tốt nghiệp cao đẳng, đại học hiện nay thất nghiệp là rất lớn. Chương trình đào tạo ở các cơ sở đào tạo nghề hiện nay đã thực sự đáp ứng yêu cầu về công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp hay chưa? Vì vậy, trong Dự thảo Luật này cần quan tâm nghiên cứu tính đồng bộ giữa các bộ Luật như: Luật Giáo dục, Luật Doanh nghiệp và Luật Lao động và Việc làm… đầu tư cơ sở vật chất các cơ sở dạy nghề, rà soát tổng thể nhu cầu lao động, trình độ đào tạo nghề từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tiễn.

Về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) một trong những nội dung đáng chú ý được các đại biểu quan tâm thảo luận đó là các quy định liên quan tới giải quyết vấn đề nợ đọng bảo hiểm xã hội của người lao động, đảm bảo an toàn Quỹ Bảo hiểm xã hội, quy định về độ tuổi nghỉ hưu, chính sách về tiền lương… Các đại biểu cho rằng cần mở rộng đối tượng tham gia bảo hiệm xã hội bắt buộc và tự nguyện, tạo bước đột phá về nguồn thu, giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các doanh nghiệp và trong Luật cần có biện pháp, chế tài đủ mạnh, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để xử lý những trường hợp này. Giải quyết các chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội cho cán bộ công chức, đặc biệt là lưc lượng vũ trang theo hướng tăng lên… Ngoài ra, Dự luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng sẽ thiết lập một “sàn lương hưu tối thiểu”. Lý do là hiện tại có nhiều người lao động phổ thông có mức đóng rất thấp nên lương hưu rất thấp. Vì thế, vấn đề được xem xét là nếu mức lương hưu của người lao động dưới sàn lương hưu tối thiểu thì Nhà nước sẽ hỗ trợ để đảm bảo đủ mức sống tối thiểu cho người lao động.

Thảo luận tại hội trường về nội dung quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2012, theo đó, Quốc hội đánh giá việc quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2012 cơ bản đạt và vượt dự toán được giao. Trong năm 2012, Ngân sách Nhà nước đã tăng chi đầu tư phát triển hợp lý, tiếp tục cơ chế khuyến khích đối với các vùng kinh tế trọng điểm, ưu tiên đối vói nông nghiệp, nông thôn, các địa phương miền núi, Tây Nguyên, thực hiện xóa đói giảm nghèo, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bổ  sung kinh phí cho quốc phòng, an ninh, đảm bảo ổn  định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính.

Đức Toàn

Các tin khác
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ - Nguyễn Quốc Cường trả lời phỏng vấn CNN.

Trả lời phỏng vấn trực tiếp Đài truyền hình CNN, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường nhấn mạnh, Việt Nam muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc nhưng không chấp nhận việc cưỡng ép hoặc đe dọa.

Ảnh minh họa.

Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, ngày 28/5, Hội nghị bộ trưởng lần thứ 17 Phong trào Không liên kết (MNA) đã chính thức khai mạc trọng thể tại Algiers (Algeria).

YBĐT - Đồng chí Phạm Duy Cường - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái kiểm tra tiến độ thi công công trình đường tránh ngập thành phố Yên Bái; Triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ 2; Một số văn bản, quyết định mới; Chiến sự bùng phát dữ dội và lan rộng tại Donetsk... là những tin tức đáng chú ý những ngày qua.

Đại biểu Nguyễn Công Bình – Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tham gia ý kiến thảo luận tại tổ.

YBĐT - Ngày 28/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục