Việt Nam với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/3/2015 | 10:53:46 AM

YBĐT - Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta trải qua gần 21 năm là cuộc chiến tranh cứu nước dài ngày nhất, ác liệt nhất và phức tạp nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

1- Giai đoạn thứ nhất từ tháng 7/1954 đến hết năm 1960: Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ gìn lực lượng, chuyển dần sang thế tiến công, làm thất bại bước đầu phương thức chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ.

Đảng ta luôn nhất quán tinh thần chỉ đạo tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Miền Bắc nhanh chóng tổ chức cuộc sống mới, trong ba năm (1958 - 1960) đã hoàn thành về cơ bản công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chuẩn bị về quân sự cho cách mạng cả nước giai đoạn mới. Ở miền Nam, cuộc đấu tranh diễn ra vô cùng khó khăn, ác liệt nhưng đại bộ phận nhân dân vẫn một lòng theo Đảng, bất khuất chống áp bức, khủng bố, bảo vệ lực lượng cách mạng.

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (tháng 1/1959) đã xác định con đường tiến lên của cách mạng miền Nam và chỉ rõ mục tiêu, phương pháp cách mạng miền Nam, mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam - Bắc, giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

2- Giai đoạn thứ hai từ năm 1961 đến giữa năm 1965: Giữ vững và phát triển thế tiến công, đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ.

Để đối phó với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng miền Nam, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt". Đảng ta chủ trương chuyển cách mạng giải phóng miền Nam lên giai đoạn mới. Từ đây, cuộc khởi nghĩa từng phần phát triển lên thành cuộc chiến tranh cách mạng quy mô toàn miền. Trong những năm 1961 - 1964, nhân dân miền Nam vừa đấu tranh vừa chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng với sự chi viện đắc lực từ miền Bắc.

Sau khi dựng lên sự kiện "Vịnh Bắc Bộ", ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân. Các đơn vị hải quân, phòng không, dân quân tự vệ đã nâng cao cảnh giác, hiệp đồng chặt chẽ, mưu trí dũng cảm, chiến đấu ngoan cường, bắn rơi 8 máy bay. Ngày 5/8 trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam.

3- Giai đoạn thứ ba từ giữa năm 1965 đến hết năm 1968: Đảng phát động toàn dân chống Mỹ, cứu nước, đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ ở miền Nam, đánh thắng cuộc phá hoại bằng không quân, hải quân lần thứ nhất ở miền Bắc.

Thực chất của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" là sử dụng quân Mỹ làm lực lượng cơ động, chủ yếu để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta; quân ngụy làm lực lượng chiếm đóng, bình định, kìm kẹp nhân dân hòng đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng 25 - 30 tháng (từ giữa năm 1965 đến năm 1967).

Trước tình hình đó, các lực lượng vũ trang cách mạng đã tăng cường xây dựng lực lượng ba thứ quân, đẩy mạnh tác chiến của bộ đội chủ lực kết hợp với hoạt động tác chiến rộng khắp của bộ đội địa phương và dân quân, du kích. Thực hiện chủ trương của Đảng, quân và dân ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 nhằm giáng một đòn quyết liệt đối với đế quốc Mỹ.

4- Giai đoạn thứ tư từ năm 1969 đến năm 1973: Phát huy sức mạnh liên minh chiến đấu Việt Nam với Lào, Campuchia, làm thất bại một bước chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân lần thứ hai ở miền Bắc, tạo thế mạnh trong đàm phán.

 Thực chất của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" là "Đổi màu da trên xác chết", "Dùng người Việt giết người Việt", "Dùng người Đông Dương giết người Đông Dương" bằng tiền của và vũ khí của Mỹ, do người Mỹ chỉ huy. Đảng ta nhận định: Đông Dương đã trở thành một chiến trường thống nhất, kẻ thù chung của cả ba nước Đông Dương lúc này là đế quốc Mỹ xâm lược. Quân và dân ta phối hợp với Lào và Campuchia đánh địch trên khắp chiến trường ba nước Đông Dương.

Ngày 6/4/1972, Mỹ huy động không quân và hải quân ồ ạt đánh phá miền Bắc lần thứ hai (còn gọi là "Chiến dịch Lai-nơ Bếch-cơ"). Qua bảy tháng chiến đấu quyết liệt, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi hơn 600 máy bay, trong đó có chiếc thứ 4.000 bị bắn rơi trên miền Bắc, bắn chìm và bắn cháy gần 100 tàu chiến Mỹ.

 Từ ngày 18 - 29/12/1972, Ních-xơn ra lệnh mở cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn nhất mang tên "Chiến dịch Lai-nơ Bếch-cơ II" vào miền Bắc. Một lần nữa, quân và dân miền Bắc đã anh dũng, mưu trí, chiến đấu kiên cường, trừng trị thích đáng không quân Mỹ.

5- Giai đoạn thứ năm từ cuối năm 1973 đến ngày 30/4/1975: Tạo thế và lực, tạo thời cơ, kiên quyết tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, kết thúc thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Tháng 7/1973, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 khẳng định: con đường cách mạng miền Nam vẫn là con đường bạo lực và đề ra các nhiệm vụ lớn cho hai miền Nam - Bắc. Tháng 7/1974, Đảng ta chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976, nếu thời cơ đến sẽ giải phóng miền Nam trong năm 1975.

 Đầu năm 1975, Bộ Chính trị hạ quyết tâm chiến lược, giải phóng miền Nam, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh thực dân mới của Mỹ bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng Sài Gòn - Gia Định và hoàn toàn miền Nam. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng", các đơn vị chủ lực của quân đội ta đã thực hiện cuộc hành quân thần tốc, tiến về giải phóng Sài Gòn.

 Ngày 30/4/1975, cờ giải phóng đã tung bay trước tòa nhà chính Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 thắng lợi hoàn toàn.

B.T

Các tin khác

YBĐT - Chiều ngày 9/3, Đảng ủy Quân sự tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 theo Quy định của Điều lệ Đảng. (ảnh)

Đồng chí Sa Quang Phụng - Phó bí thư Thường trực Huyện ủy Văn Chấn trao giải thưởng cho thí sinh tại Hội thi Bí thư chi bộ giỏi, Đảng bộ xã Cát Thịnh năm 2014.
(Ảnh: Trần Van)

YBĐT - Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Văn Chấn xây dựng Kế hoạch số 133-KH/HU; tổ chức hội nghị Ban chấp hành mở rộng triển khai đến 100% chi bộ, Đảng bộ trực thuộc; xây dựng Hướng dẫn số 13-HD/HU về công tác nhân sự cấp ủy tại đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Hướng dẫn số 15-HD/HU về việc xây dựng văn kiện đại hội Đảng...

Phiên họp thứ 35 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII dự kiến sẽ khai mạc hôm nay (9/3) và diễn ra đến ngày 17/3, tại Hà Nội.

YBĐT - Yên Bái tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ; Yên Bái hoàn thành chỉ tiêu giao quân đợt 1 năm 2015; Nhiều hoạt động kỷ niệm ngày 8/3 của các cấp công đoàn tỉnh Yên Bái; Tăng giá điện thêm 7,5% để EVN không bị lỗ; Bắc Ninh có thêm 2 Di tích Quốc gia đặc biệt; Malaysia tưởng niệm 1 năm vụ MH370... là những tin tức đáng chú ý

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục