Ngày này 40 năm trước - Giải phóng tỉnh Gia Lai
- Cập nhật: Thứ ba, 17/3/2015 | 8:02:09 AM
“Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những chiến công chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đã đi vào lịch sử của thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và có tính thời đại sâu sắc”. (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV).
Quân đội ngụy quyền Sài Gòn rút chạy khỏi Pleiku.
|
Kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (30-4-1975 _ 30-4-2015), Báo Sài Gòn Giải Phóng mở chuyên mục “Ngày này 40 năm trước” lần lượt nhắc lại các sự kiện chính trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, kể từ ngày 17-3 đến ngày 30-4-2015. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Gia Lai cùng với Kon Tum là 2 tỉnh giữ vị trí trọng yếu trong thế phòng thủ chiến lược thuộc Vùng 2 chiến thuật của địch nhằm ngăn chặn hướng tiến công của quân đội từ miền Bắc, tiêu diệt chủ lực Quân giải phóng ở Tây Nguyên.
Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị tại phiên họp ngày 8-1-1975, Quân ủy Trung ương triển khai bước 1 kế hoạch tác chiến chiến lược, trọng tâm là chiến dịch Tây Nguyên. Ngày 4-3, chiến dịch Tây Nguyên mở màn, trưa ngày 10-3, Ban Mê Thuột giải phóng. Tổ chức tái chiếm Ban Mê Thuột không thành, đường 19 và đường 21 bị Quân giải phóng chia cắt, Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu quyết định rút quân khỏi Kon Tum và Pleiku về vùng duyên hải miền Trung qua đường số 7.
Rạng sáng 15-3-1975, quân đội ngụy quyền Sài Gòn bắt đầu cuộc rút quân, theo kế hoạch là “một cuộc hành quân bí mật và gây bất ngờ cho Quân giải phóng”, trên thực tế đã biến thành một cuộc tháo chạy hỗn loạn. Dự kiến tình huống địch rút lui chiến lược khỏi Tây Nguyên, Quân ủy Trung ương chỉ thị các đơn vị chuẩn bị phương án đánh địch rút chạy.
Ngày 16-3, chủ lực Quân giải phóng truy kích, phối hợp với bộ đội địa phương đánh chặn, tiêu diệt địch ở Phú Bổn và Củng Sơn. Tỉnh ủy Gia Lai chỉ đạo lực lượng vũ trang tại chỗ chớp thời cơ, phối hợp với bộ đội tiêu diệt địch, giải phóng quê hương.
Trưa ngày 17-3, bộ đội tỉnh Gia Lai tiến vào thị xã Pleiku. Tỉnh Gia Lai hoàn toàn giải phóng. Tỉnh Gia Lai giải phóng đã góp phần kết thúc thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên vào ngày 3-4-1975, mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 trên toàn miền Nam…
(Theo SGGP)
Các tin khác
Ngày 16/3, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã khai mạc tuần làm việc thứ ba của Khóa họp thường kỳ lần thứ 28 tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ) với việc tổ chức các cuộc đối thoại về tình hình nhân quyền tại một số nước cụ thể.
Tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sáng 16-3, đa số ý kiến thành viên Ủy ban cơ bản tán thành chương trình dự kiến kỳ họp thứ 9 của Quốc hội.
YBĐT - Tại kỳ họp cuối năm 2014, HĐND tỉnh Yên Bái đã thông qua chương trình giám sát năm 2015. Đây là những vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển chung của tỉnh đã được triển khai. Các nội dung giám sát trong năm 2015 sẽ góp phần đánh giá, khẳng định những kết quả quan trọng đã đạt được đồng thời cũng sẽ chỉ rõ những hạn chế, khó khăn cần tháo gỡ.
Sáng 15-3, tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề số 22, Cục Chính trị Quân đoàn 4 tổ chức khai mạc triển lãm ảnh, sách, tư liệu hiện vật kháng chiến với chủ đề “Đại thắng mùa Xuân 1975 - Sức mạnh Việt Nam”.