Xứng danh quê hương anh hùng

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/3/2015 | 3:12:12 PM

YBĐT - Trong không khí hào hùng của cả nước tưng bừng kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước, chúng tôi về xã Cát Thịnh (huyện Văn Chấn), nơi có Đội du kích Đá Xô trong kháng chiến chống Pháp và có Đồi Dân Quân, nơi dân quân xã đã bắn rơi máy bay F105 của đế quốc Mỹ, góp phần đập tan âm mưu phá hoại miền Bắc bằng không quân của Mỹ.

Du khách tham quan phòng truyền thống xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn.
Du khách tham quan phòng truyền thống xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn.

Chúng tôi gặp ông Sa Văn Phát ở thôn Ba Khe 2 - một trong những nhân chứng lịch sử của những ngày Cát Thịnh đánh Pháp, giữ làng. Ở tuổi 80, ông Phát vẫn còn nhanh nhẹn, minh mẫn. Ông kể, từ năm 1948, khi còn thiếu niên, ông tham gia Đội thiếu niên Trung Kiên, làm nhiệm vụ liên lạc, báo tin cho cán bộ huyện, cán bộ Việt Minh, thường xuyên thông báo cho Đội du kích Đá Xô khi có lính Pháp đi qua. Tháng 10/1951, du kích Đá Xô phối hợp với Đội 86 và du kích xã Thượng Bằng La đánh đoàn lính Pháp từ đồn Nghĩa Lộ ra tiếp tế cho Đồn Bữu, tại ngòi Lao. Trận này, ta diệt tên quan chỉ huy Pháp cùng nhiều lính địch... 

Không chỉ anh dũng chiến đấu chống thực dân Pháp, Cát Thịnh còn là xã kiên cường trong kháng chiến chống Mỹ. Ngày 15/6/1965, không quân Mỹ bắt đầu đánh phá thị xã Nghĩa Lộ, khu vực dọc quốc lộ 32 đến thị xã. Chỉ trong 2 giờ liên tục, đế quốc Mỹ điên cuồng trút bom đạn xuống trung tâm thị xã, các trường học, cầu đường, trong đó, có khu vực thôn Ba Khe gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Thực hiện chỉ thị của Huyện ủy, Đảng bộ và nhân dân xã đã xây dựng lực lượng dân quân tự vệ (DQTV), đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Xã lập kế hoạch đưa dân đi sơ tán, vận động nhân dân đào hầm, đào hào, chuẩn bị lương thực, thuốc men để bảo toàn lực lượng, vừa tham gia chiến đấu vừa tăng gia sản xuất. Nhờ làm tốt công tác chính trị tư tưởng, nâng cao tinh thần cảnh giác trong cán bộ, đảng viên và toàn dân, chỉ trong vòng một tháng, đã có 151 người làm đơn tình nguyện tham gia vào 3 trung đội dân quân tự vệ (DQTV) của xã, đồng thời thành lập các đài quan sát, báo động, tổ chức huấn luyện bắn máy bay địch bằng súng bộ binh ở hầu hết các thôn, bản, hình thành mạng lưới phòng không nhiều tầng, nhiều lớp.

Là một trong năm chiến sỹ DQTV bắn rơi máy bay Mỹ năm 1966, ông Sa Văn Phát bồi hồi nhớ lại: “Chiều ngày 31/5/1966, chúng tôi đang họp kiểm kê tài sản tại nhà ông Trần Văn Lực. Nghe tiếng máy bay địch đến đánh phá, tổ chúng tôi gồm 5 người là Sa Văn Trường, Hoàng Hữu Nhu, Sa Văn Chấn, Hữu Ngọc Truyền và tôi lấy súng, triển khai phương án tác chiến. Chúng tôi đã lợi dụng địa hình những dãy núi cao ở phía Tây để chiến đấu. Máy bay địch chia thành nhiều tốp, bay từ hướng Mường Cơi, tỉnh Sơn La đến không phận thôn Ba Khe, hạ thấp độ cao, bổ nhào bắn phá. Với sự phán đoán và chọn đúng thời cơ, các tay súng DQTV thôn Ba Khe đồng loạt nổ súng, cả khu vực thung lũng Ba Khe chìm ngập tiếng bom và tiếng nổ của đạn phòng không của ta. Tại trận địa, sau một loạt đạn chính xác, chiếc máy bay F105 đi đầu trong đội hình của địch trúng đạn, bốc cháy. Tên phi công hoảng loạn, nhảy dù xuống thung lũng Suối Bu. Máy bay rơi xuống khu vực xã Thạch Lương”.

Để minh chứng cho những dấu ấn hào hùng của thế hệ cha ông, đồng chí Phạm Văn Tiến - Chủ tịch UBND xã dẫn chúng tôi đến thăm các địa danh lịch sử. Chiến tranh đã đi qua song những chiến công của quân và dân xã vẫn còn đó. Tại Đồi Dân Quân, những dấu tích để lại không còn nhiều nhưng trận đánh máy bay địch ngày 31/5/1966 là bằng chứng hào hùng về tinh thần quả cảm, kiên cường, bám đất, bám làng của quân và dân Cát Thịnh.

Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: “Phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước, những năm qua, nhờ sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, sự tham gia của cán bộ và nhân dân, xã đã đạt nhiều thành quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới. Nhân dân trong xã khai hoang thêm nhiều diện tích lúa nước, bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ, xóa đói giảm nghèo bền vững. Đến nay, toàn xã có 189ha lúa nước, đồng bào dân tộc vùng cao cơ bản cấy 2 vụ/năm, năng suất khoảng 11,2 tấn/ha. Xã đã làm mới 8km đường bê tông, 15,4km đường cấp phối, mở mới 15km đương đất, xây dựng 43 công trình thủy lợi, với trên 49km hệ thống kênh mương nội đồng, bảo đảm nước tưới cho 100% diện tích lúa nước. Lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản phát triển khá hiệu quả, toàn xã có 235 hộ nuôi ba ba, 12 hộ chăn nuôi theo hướng trang trại, một số hộ nuôi hươu, dê, ngựa... hàng năm, trừ chi phí cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Từ sự hỗ trợ sản xuất chăn nuôi của các cấp cùng sự nỗ lực, phấn đấu vươn lên của nhân dân, đến nay, hộ nghèo giảm từ 57% năm 2010 xuống còn 21,6% năm 2014”.

Năm tháng qua đi, những thành tích vẻ vang của quê hương Cát Thịnh vẫn còn đọng lại. Đảng bộ, nhân dân xã sẽ tiếp tục phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, phát triển, giàu đẹp, xứng danh xã anh hùng.

Quang Thiều

Các tin khác
Lãnh đạo xã Báo Đáp kiểm tra sản xuất vụ đông.

YBĐT - 5 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Báo Đáp (Trấn Yên) đã nỗ lực thực hiện hoàn thành cơ bản các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXI đề ra.

Đảng ủy xã Báo Đáp làm việc với các cán bộ chủ chốt, bí thư các chi bộ, trưởng thôn, các ban, ngành về công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ xã.

YBĐT - Về Báo Đáp (Trấn Yên) những ngày này, cảm nhận được trọn vẹn không khí chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Từ đầu làng, cuối xóm, đâu đâu cũng rợp cờ đỏ, sao vàng, khẩu hiệu, pa nô, tranh cổ động hệ thống loa truyền thanh, đội tuyên truyền lưu động ngân vang nh

Ảnh minh họa.

Ngày 24/3, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030. Sau đây là toàn văn Chỉ thị:

Đây là nội dung cuộc tọa đàm được Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức vào 9h30, ngày 26/3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục