Triển lãm các hiện vật lịch sử về Chiến thắng vĩ đại 30-4
- Cập nhật: Thứ năm, 9/4/2015 | 2:23:25 PM
Nằm trên phố Điện Biên Phủ (Hà Nội), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn của khách tham quan trong và ngoài nước, không chỉ vì ở đó có Cột cờ Hà Nội mà bởi nơi đây chính là nơi lưu giữ, trưng bày hàng vạn tư liệu, hiện vật minh chứng cho lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam.
|
Trong những ngày tháng Tư lịch sử này, đến với Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam cùng với các chuyên đề về lịch sử dựng nước, giữ nước, về các giai đoạn kháng chiến trường kỳ của dân tộc... khu vực triển lãm, trưng bày các hiện vật về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và chiến thắng 30-4-1975, đã thực sự tạo điểm nhấn, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan thuộc nhiều lứa tuổi, thuộc nhiều thành phần cả trong và ngoài nước.
Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi của chiến dịch tạo điều kiện cho Quân khu 8, Quân khu 9 tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn Quân đoàn 4 và Quân khu 4 của địch, giải phóng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Những hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu của Chiến dịch Hồ Chí Minh, thêm một lần tái hiện truyền thống quyết chiến, quyết thắng của quân dân cả nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mà đỉnh cao là cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
Xin giới thiệu tới bạn đọc một số hình ảnh hiện vật về chiến thắng 30-4-1975 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Khu vực triển lãm, trưng bày các hiện vật về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và chiến thắng 30-4-1975, đã thực sự tạo điểm nhấn, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan thuộc nhiều lứa tuổi, thuộc nhiều thành phần cả trong và ngoài nước. |
Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh, đánh vào Sài Gòn, tháng 4-1975. |
Que chỉ bản đồ, kính lúp, ống nhòm của Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh sử dụng chỉ đạo chiến dịch tháng 4-1975. |
Đài bán dẫn mà Đại tướng Văn Tiến Dũng, Thượng tướng Trần Văn Trà và các đồng chí Lê Đức Thọ, Phạm Hùng cùng Bộ chỉ huy chiến dịch, nghe lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh lúc 11 giờ 30, ngày 30-4-1975. |
Ống nhòm của Trung tướng Lê Đức Anh, Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh (sau là Đại tướng, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam), sử dụng trong chiến dịch tháng 4 năm 1975. |
Mũ tai bèo của Đại úy Lê Mã Lương, Anh hùng LLVT nhân dân, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 24 Sư đoàn 304 (nay là Thiếu tướng), dùng trong trận đánh Trường Bộ binh của ngụy tại căn cứ Nước Trong ngày 28-4-1975. |
Mũ cứng của đồng chí Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, đội trưa ngày 30-4-1975 cùng đồng đội bắt nội các chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh. |
Súng B40 của đồng chí Lê Văn Tuấn, Đại đội 10, Tiểu đoàn 9, Sư đoàn 64, Sư đoàn bộ binh 320 dùng diệt 5 xe M113 ở cầu Bông Hóc Môn (Sài Gòn), ngày 29-4-1975. |
Súng B41 của hạ sĩ Đinh Văn Vĩ, thuộc Đại đội 6, Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 165, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1, tiêu diệt 6 mục tiêu của địch ở Phú Lợi, ngày 30-4-1975. |
Bức điện số 1574 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, gửi Bộ Tư lệnh 559... “Mệnh lệnh: 1 thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa...” ngày 7-4 năm 1975. |
Máy Vô tuyến điện PRC25, chiến lợi phẩm của Quân đoàn 4 thu của địch tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, sau đó Tiểu đoàn 18, Sư đoàn 341 sử dụng trong chiến dịch Hồ Chí Minh, từ ngày 26 đến 30-4-1975. |
Chiếc Bi đông của đồng chí Nguyễn An, Sư đoàn trưởng, Sư đoàn Bộ binh 304, sử dụng chỉ huy sư đoàn đánh chiếm căn cứ Nước Trong, từ ngày 26 đến 28-4 năm 1975. |
Xe Zeep số 15770 của Lữ đoàn Dù ngụy Sài Gòn do Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 thu tại sân bay Đà Nẵng, ngày 29-3-1975. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đồng chí Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66 cùng đồng đội đã sử dụng chiếc xe này tiến vào dịnh Độc Lập trưa ngày 30-4 và đưa Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh sang đài phát thanh đọc lời tuyên bố đầu hàng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). |
(Theo QĐND)
Các tin khác
Thị xã Xuân Lộc là tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh (nay thuộc tỉnh Đồng Nai), nằm cách thành phố Sài Gòn 80km về phía Đông, án ngữ trên trục đường số 1; từ đây nối với Đà Lạt qua đường 20, nối với Bà Rịa - Vũng Tàu qua đường 2 và đường 15.
YBĐT - Trong 2 ngày 8-9/4/2015, Đảng bộ Sở Tài chính tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2015-2020. Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Hà Thị Hải – Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh.
YBĐT - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân Yên Bái đã tích cực tham gia các phong trào: “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Tay cày tay súng, “Tay búa tay súng”, “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Nghìn việc tốt”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”…
YBĐT - Để chuẩn bị các bước tiến hành cho tổ chức Đại hội Đảng bộ Chi cục Thuế lthành phố Yên Bái lần thứ IX, Đảng bộ đã thành lập 3 tiểu ban giúp việc đại hội gồm: Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Nhân sự và Tiểu ban Tuyên truyền, phục vụ và bảo vệ đại hội. Đảng bộ đã chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và công chức...