Thắng lợi của nền ngoại giao cách mạng

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/4/2015 | 9:52:23 AM

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc cuộc kháng chiến 21 năm chống xâm lược. Đó là thắng lợi bởi sức mạnh tổng hợp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó, đường lối ngoại giao đúng đắn, tài tình, sáng suốt của Đảng đã phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại - đó là thắng lợi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam...

Thực tiễn cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của nhân dân ta trong 21 năm, đỉnh cao là cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, một lần nữa minh chứng hùng hồn cho sự thắng lợi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là nền ngoại giao yêu chuộng hòa bình, đề cao chính nghĩa; coi trọng xây dựng và tăng cường tình đoàn kết chiến đấu, tình hữu nghị và quan hệ hợp tác với các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là nền ngoại giao vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.

Sau khi đập tan chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ, nhất là cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, cục diện tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch đã có lợi cho ta, Đảng ta nhận định: “Ta hoàn toàn có khả năng giữ quyền chủ động trên chiến trường”, thực hiện phương châm “vừa đánh vừa đàm; vừa đàm vừa đánh” nhằm tạo thế chủ động và phát huy sức mạnh quốc tế ủng hộ cho nhân dân Việt Nam. Chiến thắng của Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 buộc Mỹ phải đàm phán với ta và ký Hiệp định Pa-ri tháng 1/1973. Đây là thắng lợi về ngoại giao lớn thứ hai mang tính bước ngoặt của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. Sau Hiệp định Pa-ri năm 1973, ta đã buộc Mỹ và các nước liên quan rút quân khỏi Việt Nam, chấm dứt hoạt động chiến tranh, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. Đó là điều kiện vô cùng thuận lợi dẫn đến đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Cuối năm 1974, đầu năm 1975, Bộ Chính trị đã hạ quyết tâm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam với tư tưởng chỉ đạo: “Nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất”. Quyết tâm đó của Bộ Chính trị được xác định trên cơ sở nhận định: “Chúng ta đã kết hợp đấu tranh chính trị với ngoại giao, kết hợp với kiên quyết phản công và tiến công đập tan mọi âm mưu, hành động lấn chiếm của địch”.

Thực hiện phương châm chỉ đạo của Đảng và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, các hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã trở thành mặt trận, đánh vào “hậu phương quốc tế” của Mỹ, mở rộng “hậu phương quốc tế” của Việt Nam, hình thành mặt trận nhân dân thế giới rộng lớn, nòng cốt là Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước Đông Dương ủng hộ Việt Nam trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

Nhờ có hoạt động ngoại giao tích cực, đúng đắn, hiệu quả của Đảng, Nhà nước và nhân dân, chúng ta đã xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa trở thành hậu phương lớn, chi viện tích cực cho chiến trường miền Nam. Cũng nhờ đó,  nhân dân ta đã huy động được khối lượng vũ khí, trang bị, kỹ thuật, lương thực, thực phẩm đầy đủ cho cuộc đụng đầu cuối cùng, cam go nhất trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, hoàn thành công cuộc giải phóng đất nước.

Thắng lợi to lớn của nền ngoại giao cách mạng nước ta trong đại thắng mùa Xuân 1975 còn thể hiện ở việc tăng cường liên minh chiến đấu ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia chống đế quốc Mỹ. Đồng thời, mở rộng quan hệ đoàn kết hữu nghị với các nước châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh, tranh thủ vận động nhân dân Mỹ và nhân dân các nước phương Tây khác phản đối chiến tranh, hình thành mặt trận rộng lớn của nhân dân thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Trong lịch sử thế giới, chưa có cuộc đấu tranh của một dân tộc nào lại được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới như cuộc chiến tranh của nhân dân ta chống Mỹ xâm lược. Nền ngoại giao cách mạng Việt Nam thực sự là cầu nối chuyển tải sức mạnh của cả thời đại đến với Việt Nam, tạo nên sức mạnh vô cùng to lớn trong cuộc đối đầu với Mỹ có vũ khí, khí tài hiện đại bậc nhất thời bấy giờ.

Đại thắng mùa Xuân 1975, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là thắng lợi của một Đảng cách mạng chân chính có đường lối chính trị, phương pháp cách mạng đúng đắn, có đường lối ngoại giao tài tình, sáng tạo linh hoạt, luôn giữ vững nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. Đó là thắng lợi của những nhà ngoại giao kiệt xuất, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là thắng lợi của nền ngoại giao nhân dân rộng khắp được xây dựng trên nền tảng của một dân tộc có truyền thống yêu chuộng hòa bình.

(Theo QĐND)

Các tin khác
Tái bản có bổ sung “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”

Chào mừng 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015), Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật vừa tái bản có bổ sung cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo thực hiện 
Nghị quyết 70 của Chính phủ

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 124/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội tại cuộc họp Ban Chỉ đạo ngày 12/4/2015.

Đông đảo bạn bè Pháp tới dự buổi tọa đàm.

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội "Những người bạn của Léo Figuères" (ALF) phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức ngày 11/4 tại thành phố Malakoff, ngoại ô Paris buổi tọa đàm với chủ đề “Việt Nam từ đấu tranh giải phóng dân tộc đến hiện nay.”

Bộ đội đặc công trên đảo Trường Sa năm 1975. Ảnh tư liệu.

Khi các cánh quân trên đất liền ồ ạt tiến về Sài Gòn, lực lượng đặc công hải quân cũng nhanh chóng nhận lệnh giải phóng quần đảo Trường Sa trong tay quân đội Việt Nam Cộng hòa, bởi "nếu chậm, có thể quân đội nước ngoài xâm chiếm trước".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục