70 năm không ngừng lớn mạnh
- Cập nhật: Thứ tư, 6/5/2015 | 10:21:58 AM
YênBái - YBĐT - Được thành lập ngày 7/5/1945, trải qua 70 năm xây dựng và phát triển với 18 kỳ đại hội, từ một chi bộ ban đầu với 3 đảng viên (Chi bộ Đề pô) đến nay, Đảng bộ thành phố Yên Bái đã không ngừng lớn mạnh với 42 tổ chức cơ sở Đảng, 294 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, 7.606 đảng viên.
Đồng chí Trần Công Thành - Phó bí thư Thường trực Thành ủy Yên Bái (thứ 3, trái sang) trao đổi với cán bộ phường Yên Ninh về công tác xây dựng Đảng hiện nay.
|
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đầu những năm 40 của thế kỷ XX, một số cơ sở cách mạng được xây dựng, nhiều tổ chức cứu quốc được thành lập. Ở Yên Bái, ngày 7-5-1945, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên đã ra đời ở thị xã Yên Bái. Đây không những là bước ngoặt quan trọng của phong trào đấu tranh cách mạng mà còn là ngọn cờ sáng để lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Yên Bái vào ngày 22/8/1945.
Ngay sau khi lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền vào tháng 8/1945, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân thị xã Yên Bái phát huy ý chí tự lực, tự cường, truyền thống anh dũng, sáng tạo, tập hợp đoàn kết nhân dân, kết hợp với lực lượng vũ trang xây dựng cơ sở cách mạng, tiến hành khởi nghĩa, cùng quân dân cả nước góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc mà đỉnh cao là Cách mạng tháng 8/1945; chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.
Phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng bộ thành phố Yên Bái luôn năng động, sáng tạo trong việc cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn của địa phương đồng thời phát huy các nguồn lực để xây dựng thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh. Trong những năm qua, song hành với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, công tác xây dựng Đảng luôn được Đảng bộ thành phố Yên Bái quan tâm, chú trọng.
Đồng chí Trần Công Thành - Phó bí thư Thường trực Thành ủy Yên Bái cho biết: "Trong nhiều năm qua, Đảng bộ thành phố Yên Bái luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực và sức chiến đấu để xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh cả về về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Bên cạnh đó, Đảng bộ còn làm tốt giáo dục chính trị, tư tưởng, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất chính trị vững vàng, tận tụy với nhân dân".
Có thể thấy rõ nhất trong công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ thành phố Yên Bái trong những năm qua là việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" gắn với việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được các cấp ủy Đảng trong toàn thành phố xem là việc làm thường xuyên, thiết thực và có hiệu quả.
Cụ thể, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 được Đảng bộ thành phố tổ chức thực hiện bảo đảm nghiêm túc, đồng bộ, được cả hệ thống chính trị và nhân dân hưởng ứng tích cực. Đặc biệt, ngay sau khi kiểm điểm tự phê bình, các cấp ủy từ thành phố đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục, sữa chữa những khuyết điểm với nhiều giải pháp cụ thể nên đến nay đã hoàn thành 332/332 việc. Những vấn đề về tư tưởng, đạo đức, lối sống; những vấn đề nổi cộm, bức xúc nảy sinh ở cơ sở đều được tập trung giải quyết kịp thời.
Đi đối với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị cũng được các cấp ủy Đảng, các đơn vị trong toàn thành phố thực hiện đồng bộ, trong đó nhiều địa phương, đơn vị chủ động sáng tạo lựa chọn xây dựng chuẩn mực đạo đức, mô hình điểm phù hợp với điều kiện thực tế. Qua đó, tạo được sự đồng thuận, ý thức tự giác của mỗi cá nhân trong việc học tập và làm theo lời Bác, góp phần tích cực trong đấu tranh phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và thực hiện nhiệm chính trị.
Sau hơn 3 năm thực hiện Chỉ thị 03, trên địa bàn thành phố xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tiêu biểu là ông Vũ Hữu Lê (ở phường Nguyễn Phúc) nghiên cứu, sáng tạo nhiều loại máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; Chi bộ Đồng Tiến (Nam Cường) xây dựng gia đình 4 không: "Không tệ nạn xã hội, không bạo lực gia đình, không đói nghèo, không có trẻ em thất học" được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình hưởng ứng cao...
Kể từ ngày thành lập, đến nay 70 mùa xuân đã đi qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ thành phố Yên Bái giác ngộ, giáo dục, tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo nhân dân, tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết, góp phần xây dựng thành phố phát triển toàn diện. Đến nay, kết cấu hạ tầng đô thị của thành phố được đầu tư khang trang với nhiều công trình trọng điểm, 17 xã, phường được quy hoạch chi tiết, hình thành rõ các phân khu chức năng. Kết thúc năm 2014, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đạt 49,26 triệu đồng, thu ngân sách đạt trên 315 tỷ đồng, trên 90% đường liên thôn, tổ, liên xã được kiên cố hóa, 147/147 khu dân cư có nhà văn hóa, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,53%... Đó sẽ là những tiền đề quan trọng để thành phố tỉnh lỵ vững bước đi lên trong sự nghiệp đổi mới - công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Văn Tuấn
Các tin khác
YBÑT - Ngày 7/5/1945, Chi bộ Đảng đầu tiên của thị xã được thành lập. Chi bộ có 3 đảng viên: Mai Văn Ty, Nguyễn Minh Đăng và Nguyễn Văn Chí (tức Chí Dũng). Đồng chí Mai Văn Ty là Bí thư chi bộ. Chi bộ thị xã ra đời là một tất yếu lịch sử, là kết quả quá trình đấu tranh liên tục, kiên cường chống thực dân, phong kiến của nhân dân tỉnh Yên Bái nói chung và thị xã Yên Bái nói riêng.
YBĐT - Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc. Và ảnh hưởng của Đảng đã có tác động lớn đến phong trào cách mạng ở Yên Bái.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.