Đột phá trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/7/2015 | 10:03:55 AM

YênBái - YBĐT - Chưa bao giờ sản xuất nông nghiệp ở huyện Trạm Tấu lại có bước phát triển vượt bậc như trong nhiệm kỳ 2010 - 2015. Tổng sản lượng lương thực có hạt đến năm 2015 dự ước đạt 20.400 tấn, tăng 7.457 tấn so với năm 2010, đạt 121,4% so với chỉ tiêu, về đích trước 3 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV đề ra.

Niềm vui được mùa ngô của người dân xã Làng Nhì.
Niềm vui được mùa ngô của người dân xã Làng Nhì.

Trước khi bước vào nhiệm kỳ 2010 - 2015, Trạm Tấu có hơn 1.200ha diện tích lúa nương, một năm gieo cấy 1 vụ, bắt đầu từ tháng 4 đến tận tháng 10 mới được thu hoạch, năng suất đạt 11 - 12 tạ/ha. Đất sản xuất nông nghiệp hàng năm vẫn được nhân dân gieo trồng bằng các loại giống địa phương truyền thống nên sản lượng và giá trị trên cùng một diện tích đất canh tác không cao dẫn đến đời sống của nhân dân trên địa bàn còn bấp bênh “lúc đói, lúc no”.

Trước thực trạng đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Trạm Tấu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế, nhất là nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, trong đó bắt đầu từ chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành sản xuất nông - lâm nghiệp.

Đồng chí Nguyễn Thành Hưng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: “Nhằm thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng bộ huyện, năm 2011, Phòng đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng mô hình trồng ngô thử nghiệm trên đất trồng lúa nương với diện tích 41ha ở xã Pá Lau bằng các giống ngô lai như NK4300, B256, B21... cho năng suất cao. Sau đó, huyện chỉ đạo nhân rộng mô hình trồng ngô trên đất đồi dốc ở hầu hết các xã, trong đó tập trung ở Xà Hồ, Bản Công, Pá Hu, Tà Xi Láng...  năng suất đạt 56 tạ/ha, hiệu quả cao gấp 4 lần so với trồng lúa nương truyền thống”.

Pá Hu là một trong những địa phương đi đầu và thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vì thế đời sống của đồng bào đã có nhiều khởi sắc. Đồng chí Đỗ Chí Công - Bí thư Đảng ủy xã Pá Hu cho biết: “Trước đây người dân gieo cấy giống ngô, giống lúa địa phương đạt năng suất thấp. Từ khi có Nghị quyết của huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đảng ủy xã đã chỉ đạo bà con đưa các giống mới cho năng suất, chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng vào sản xuất. Đến nay, gần như 100% diện tích sản xuất đều sử dụng các loại giống tốt như: ngô Bioseed, Ag59, C919... năng suất đạt trên 50 tạ/ha/năm; lúa Nhị ưu 838, ĐS-1... năng suất lúa đạt 42 - 45tạ/ha/vụ, nhờ vậy tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2014 của xã đạt 1.936 tấn,tăng hơn 1.000 tấn so với năm 2010”.

Còn đồng chí Vàng Nỏ Dia - Bí thư Đảng ủy xã Tà Si Láng phấn khởi cho biết: “Thực hiện chủ trương của huyện về việc chuyển đổi trồng lúa nương và trồng sắn kém hiệu qủa sang trồng ngô, từ năm 2011 đến nay, toàn xã đã chuyển đổi được 540ha, trong đó có 180ha trồng ngô 2 vụ, năng suất đạt 26 tạ/ha. Nhờ cây ngô mà bình quân lương thực đầu người ở Tà Si Láng cao nhất toàn huyện, đạt 1,1 tấn/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 71%, giảm 13,3% so với năm 2010”.

Rõ ràng, việc chuyển đổi tập quán canh tác lúa nương và cây sắn kém hiệu quả sang trồng ngô giống chất lượng cao trong thời gian qua ở Trạm Tấu đã mang lại những hiệu quả tích cực. Đến nay, toàn huyện có 3.500ha diện tích trồng ngô cả năm, tăng trên 1.300ha so với đầu năm 2010; bước đầu hình thành vùng sản xuất ngô hàng hóa ở các địa phương: Tà Si Láng 540ha, Trạm Tấu 785ha, Xà Hồ 430ha, Pá Hu 494ha...

Cùng với cây ngô, trong nhiệm kỳ qua, huyện Trạm Tấu cũng đã thành công trong việc chỉ đạo nhân dân chuyển đổi thành công trồng 2 vụ lúa/năm. Nếu như trước những năm 2010, số diện tích chuyển đổi từ 1 vụ sang trồng 2 vụ còn dừng lại con số khiếm tốn thì đến nay toàn huyện đã chuyển đổi được 1.466ha, tăng 466ha so với năm 2010, trong đó diện tích gieo cấy 2 vụ lúa là 1.350ha, năng suất lúa đạt 46,1tạ/ha.

Với tư duy đổi mới, dám nghĩ dám làm, trong 5 năm qua, huyện Trạm Tấu đã chuyển đổi được gần 1.000ha đất trồng lúa nương, trồng sắn kém hiệu quả sang trồng ngô hai vụ và chỉ đạo nhân dân gieo cấy 1.350ha lúa hai vụ nên sản lượng lương thực có hạt của huyện có bước tăng đột phá. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2014 đạt gần 20.000 tấn, dự ước trong năm 2015 đạt 20.400 tấn, tăng trên 7.400 tấn so với năm 2010, về đích trước 3 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV đề ra.

Văn Tuấn

Các tin khác
Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh.

Sáng 19/5, Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh tỉnh Yên Bái đã tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn anh hùng (19/5/1959 – 19/5/2024). Dự buổi lễ có Thiếu tướng Võ Sở- Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh Việt Nam và đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Dự kiến cuối giờ sáng ngày 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sáng 22/5 sẽ hoàn thành công tác nhân sự.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các Anh hùng, Dũng sỹ diệt Mỹ trong Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch, ngày 28/2/1969.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu." Có thể nói, sự giản dị, gần gũi ở Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm có một vị lãnh tụ nào trên thế giới có được.

Các đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến thăm khu di tích lịch sử Tân Trào.

Những ngày tháng 5 này khi được về mảnh đất Tân Trào, nơi Bác Hồ đã ở và làm việc, nhiều người đã không khỏi xúc động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục