Kết thúc đàm phán FTA Việt Nam - EU

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/8/2015 | 7:47:55 AM

Chiều 4-8, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU Franz Jessen đã tổ chức công bố kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). EVFTA được chính thức khởi động đàm phán vào ngày 26-6-2012.

Quang cảnh buổi họp báo.
Quang cảnh buổi họp báo.

Sau 3 năm, với 14 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ ở các cấp bộ trưởng, trưởng đoàn và các nhóm kỹ thuật, Việt Nam và EU đã chính thức kết thúc toàn bộ các nội dung cơ bản của hiệp định. Với mức độ cam kết đã đạt được, EVFTA là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và bảo đảm cân bằng lợi ích cho hai bên.

Với cam kết mở cửa thị trường, EVFTA được coi là một cú hích quan trọng để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là những sản phẩm mà hai bên có thế mạnh như dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ của Việt Nam... hay máy móc, thiết bị, ô tô, xe máy, đồ uống có cồn, một số loại nông sản của EU. Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Đối với số ít dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm một phần. Đây có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết cho tới nay.

EVFTA cũng giúp thúc đẩy luồng vốn đầu tư chất lượng cao từ EU và các đối tác khác vào Việt Nam. Với quy mô và tiềm năng phát triển đầu tư của EU, Việt Nam có cơ hội trở thành địa bàn trung chuyển, kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU trong khu vực. Các cam kết liên quan đến đầu tư, tự do hóa thương mại dịch vụ, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ... cũng sẽ mở ra cơ hội cho cả hai bên tiếp cận thị trường của nhau. Để sớm hiện thực hóa các lợi ích, Việt Nam và EU thống nhất sẽ đẩy nhanh quá trình tổng hợp các nội dung kỹ thuật để có thể sớm kết thúc toàn bộ hiệp định ngay trong năm nay, tiến tới sớm thực hiện các thủ tục ký kết, phê chuẩn.

EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2014, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt hơn 36,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2013. Trong đó, xuất khẩu sang EU đạt gần 28 tỷ USD và nhập khẩu từ EU đạt gần 9 tỷ USD. Về đầu tư, tính đến hết năm 2014, đã có 23/28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với hơn 2.000 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 37 tỷ USD.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Dự kiến cuối giờ sáng ngày 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sáng 22/5 sẽ hoàn thành công tác nhân sự.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các Anh hùng, Dũng sỹ diệt Mỹ trong Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch, ngày 28/2/1969.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu." Có thể nói, sự giản dị, gần gũi ở Chủ tịch Hồ Chí Minh hiếm có một vị lãnh tụ nào trên thế giới có được.

Các đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến thăm khu di tích lịch sử Tân Trào.

Những ngày tháng 5 này khi được về mảnh đất Tân Trào, nơi Bác Hồ đã ở và làm việc, nhiều người đã không khỏi xúc động.

Đoàn xe vượt Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền Nam với khẩu hiệu “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”.

Có một con đường ra đời đúng ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1959), đó chính là đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh, tuyến chi viện chiến lược cho miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Trên tuyến đường huyền thoại ấy, hàng vạn người đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục