Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng: Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội năm 2016
- Cập nhật: Thứ ba, 29/12/2015 | 2:41:43 PM
YênBái -
YBĐT - Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) năm 2016, đó là ý kiến phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương sáng 29/12.
Tiếp tục chương trình làm việc Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016, ngày 29/12, dưới sự chủ trì và điều hành của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các thành viên Chính phủ và lãnh đạo các địa phương đã tập trung thảo luận về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2015, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT - XH năm 2016.
Tại Hội nghị, các thành viên Chính phủ và lãnh đạo các địa phương đều thể hiện quyết tâm cao nhất, cùng nỗ lực vượt qua khó khăn và thách thức, tiếp tục phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KTXH năm 2016 và các năm tiếp theo.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những ý kiến đóng góp thiết thực, tâm huyết của các Phó Thủ tướng, các Bộ, ngành, địa phương tại Hội nghị.
Để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2016 và tạo đà cho việc thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị, cá nhân liên quan nỗ lực tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trên tất cả các lĩnh vực; tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các đột phá chiến lược, các chương trình, đề án, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách, phát luật phục vụ phát triển KT-XH đã đề ra.
Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu tổng hợp ý kiến về lĩnh vực cơ chế, chính sách để bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016. Các lĩnh vực khác, các bộ trưởng chịu trách nhiệm tổng hợp ý kiến, những địa phương chưa được phát biểu gửi ý kiến bằng văn bản về Văn phòng Chính phủ để tổng hợp.
Về nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2016, Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, quyết liệt, xu thế toàn cầu hóa, tinh thần chung, Chính phủ, chính quyền các cấp ra sức phát huy kết quả đạt được và những kinh nghiệm điều hành, khắc phục hạn chế, biến khó khăn, thách thức thành hành động, thuận lợi, căn cứ tình hình thực tế đề ra các giải pháp thích ứng, kịp thời để đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra, quyết tâm thực hiện đạt kết quả tốt hơn, cao hơn, vững chắc hơn mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH năm 2016; tất cả vì lợi ích của đất nước, của nhân dân.
Về các nhóm giải pháp, Thủ tướng yêu cầu phải kiểm soát tốt lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường thực hiện 3 đột phá chiến lược: hoàn thiện thể chế - đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường; xây dựng hạ tầng; nâng cao nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, chú ý bám vào trọng tâm Trung ương nêu; quan tâm quản lý các đơn vị sự nghiệp, kiểm soát tốt quy chế, nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp. Bên cạnh đó, gắn chặt phát triển văn hóa - xã hội, tiến bộ an toàn xã hội, chăm lo bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, giảm nghèo bền vững, tập trung huy động nguồn lực xã hội xây dựng nông thôn mới.
Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo tốt hơn nữa cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính để cải thiện tốt hơn môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; chú ý áp dụng công nghệ hiện đại tạo thuận lợi hơn cho người dân; tăng cường công tác đối ngoại, chủ động hội nhập, tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; bảo đảm quốc phòng - an ninh; nâng cao trách nhiệm, năng lực quản lý, điều hành của Chính phủ, chính quyền các cấp sâu sát hơn, cụ thể hơn, giải quyết kịp thời cho người dân, doanh nghiệp và quan tâm phát huy quyền làm chủ của người dân để tạo đồng thuận xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
Mạnh Cường - Đức Toàn
Các tin khác
Cách đây 70 năm, ngày 6/1/1946, đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, bằng cả niềm vui, sự háo hức chờ đợi bấy lâu, toàn thể nhân dân Việt Nam từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền Bắc đến miền Nam, từ nông thôn đến thành thị, không phân biệt gái trai, già trẻ đã nô nức đi bỏ lá phiếu của mình, bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
YBĐT- Ngày 3/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký thông đạt số 1C/VP về công tác công văn giấy tờ, trong đó, Người đã chỉ rõ “Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia” Thông đạt có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao ý thức của cán bộ, nhân dân với việc giữ gìn hồ sơ tài liệu và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia.
Theo GS. Lê Mậu Hãn, Quốc hội đầu tiên của Việt Nam ra đời sau cuộc Tổng tuyển cử năm 1946, hòa nhịp cùng với bước tiến của thời đại là dấu mốc phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước ta.
YBĐT - Ngày 28/12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016.