Hội nghị Thượng đỉnh về An ninh hạt nhân lần 4

Ngăn chặn vũ khí hạt nhân vào tay khủng bố

  • Cập nhật: Chủ nhật, 3/4/2016 | 8:34:49 AM

Ngày 2-4 (giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo thế giới tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về An ninh hạt nhân lần 4 tại Washington đã ra tuyên bố chung, trong đó tái khẳng định cam kết ngăn chặn các loại vũ khí hạt nhân rơi vào tay khủng bố. Tuy nhiên, trong tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo thế giới cũng nhấn mạnh, đây là một nguy cơ gia tăng thường trực.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đón Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh đến dự hội nghị Thượng đỉnh về An ninh hạt nhân lần 4
Tổng thống Mỹ Barack Obama đón Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh đến dự hội nghị Thượng đỉnh về An ninh hạt nhân lần 4

Mối đe dọa tiếp tục tồn tại

Tuyên bố chung khẳng định còn nhiều việc cần phải làm để ngăn chặn các lực lượng phi nhà nước sở hữu hạt nhân và các vật liệu phóng xạ, mà có thể được sử dụng cho các mục đích đen tối... Trong tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo thế giới cũng cam kết thúc đẩy môi trường quốc tế ổn định bằng cách giảm nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố hạt nhân và tăng cường an ninh hạt nhân. Kèm theo bản tuyên bố chung này là một phụ lục Năm kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia tham dự hội nghị và các cơ quan quốc tế như Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Cảnh sát quốc tế (Interpol).

Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, các phần tử khủng bố sẽ khó lòng sở hữu nguyên vật liệu hạt nhân nhờ một hiệp ước chủ chốt được 102 nước phê chuẩn và ông mong đợi hiệp ước này sẽ sớm có hiệu lực.

Tuy nhiên, Tổng thống Obama nhấn mạnh, dù thế giới đã giảm đáng kể nguy cơ từ vũ khí hạt nhân, nhưng mối đe dọa này vẫn tiếp tục tồn tại.

Việt Nam ủng hộ giải trừ toàn diện và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh về An ninh hạt nhân lần thứ 4, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng lãnh đạo cấp cao của 52 quốc gia thành viên đã tham dự các phiên thảo luận về một loạt chủ đề quan trọng: “Mối đe dọa đối với an ninh hạt nhân”, “Hành động của các quốc gia nhằm tăng cường an ninh hạt nhân”, “Các biện pháp thể chế và hành động quốc tế về tăng cường an ninh hạt nhân” và thông qua Thông cáo của Hội nghị Cấp cao và Kế hoạch hành động đối với 5 tổ chức và sáng kiến quốc tế trên lĩnh vực này.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định, khủng bố, đặc biệt là khủng bố hạt nhân và tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhân tiếp tục là mối đe dọa đối với hòa bình, an ninh, ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền chính đáng của các quốc gia sử dụng năng lượng hạt nhân phục vụ phát triển.

Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ Thông cáo và Năm kế hoạch hành động của Hội nghị Thượng đỉnh; kêu gọi cần đẩy mạnh phối hợp hành động và chia sẻ thông tin giữa các cơ chế quốc tế cũng như giữa các quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống khủng bố hạt nhân; tăng cường an ninh hạt nhân phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp của mỗi quốc gia.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu bật chính sách nhất quán của Việt Nam là ủng hộ các nỗ lực giải trừ toàn diện và không phổ biến vũ khí hạt nhân và nhấn mạnh quyền của các quốc gia trong việc sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân.

Phó Thủ tướng nêu rõ Việt Nam hiện là thành viên của hầu hết các điều ước quốc tế về giải trừ quân bị, không phổ biến vũ khí hạt nhân và bảo đảm an ninh hạt nhân; đồng thời thông báo các cơ quan Việt Nam đang nỗ lực chuẩn bị tham gia Công ước quốc tế về ngăn chặn các hành động khủng bố hạt nhân.

Trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IAEA trong các năm 2013-2014, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào công việc của tổ chức quốc tế quan trọng này, đặc biệt trên lĩnh vực bảo đảm an ninh, an toàn hạt nhân. Việt Nam cam kết tiếp tục đóng góp tích cực vào nền văn hóa an ninh hạt nhân chung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ hạt nhân, trong đó có đảm bảo an ninh cho phát triển điện hạt nhân.

(Theo SGGP)

Các tin khác

Chiều 2/4, Quốc hội chính thức miễn nhiệm chức vụ 8 Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Chủ tịch nước Trần Đại Quang năm nay 60 tuổi, quê ở Ninh Bình. Ông là Giáo sư, tiến sĩ luật, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 10, 11, 12, Ủy viên Bộ Chính trị khóa 11, 12, đại biểu Quốc hội khóa 13.

Tân Chủ tịch nước Trần  Đại Quang

Tuyên thệ nhậm chức dưới cờ Tổ quốc, tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang hứa: “Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam”.

Quyết liệt ngăn chặn thực phẩm bẩn; đẩy lùi lãng phí, tham nhũng; thực hiện các biện pháp cải cách, tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp... là những vấn đề "nóng" được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề cập trong phiên thảo luận tại hội trường ngày 1-4 về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm 2011-2015, kế hoạch 5 năm 2016-2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục