4 năm ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (4/10/2013-4/10/2017)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những mốc lịch sử

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/10/2017 | 9:40:35 AM

Đã 4 năm, kể từ ngày 4/10/2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi để lại muôn vàn thương nhớ cho toàn Đảng, toàn dân. Nhân kỷ niệm 4 năm ngày mất của Đại tướng, chúng tôi xin giới thiệu những hình ảnh về Đại tướng và những mốc lịch sử gắn với cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của ông.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Xuất thân là thầy giáo, Võ Nguyên Giáp trở thành chính trị gia, tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại tướng là biểu tượng của nhiều thế hệ người dân về ý chí kiên cường và niềm tự hào dân tộc.

Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 ở làng làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong một gia đình nhà Nho. Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).

Ngày 22/12/1944,


Ngày 22/12/1944, tại Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân làm lễ thành lập với 34 chiến sĩ, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy.

Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền.


Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền.

Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội.


Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội.

Năm 37 tuổi (1948), Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng và ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Năm 1948, ở tuổi 37, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm đại tướng và trở thành đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh, đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc năm 1949.

vnghcm-664624-1368796710_500x0.jpg


Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950).

Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950).


Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở Chiến dịch Thượng Lào 1953, tạo bước ngoặt quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Lào đi đến thắng lợi.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng thân Souphanouvong bàn kế hoạch mở Chiến dịch Thượng Lào 1953, tạo bước ngoặt quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Lào đi đến thắng lợi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).


Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trước khi đại tướng lên đường, Chủ tịch hỏi: "Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?", đại tướng trả lời: "Thưa bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị". Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau". Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh". Cuối cùng, Việt Nam đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Song Hào - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam quan sát Đại đội 6, Trung đoàn 233, Đoàn Cao xạ Đống Đa huấn luyện (Tết Mậu Thân 1968).


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam quan sát Đại đội 6, Trung đoàn 233, Đoàn Cao xạ Đống Đa huấn luyện (Tết Mậu Thân 1968).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh miền Nam và Tư lệnh trưởng Bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên bàn kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến dịch Đường 9 - Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn năm 1971.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh miền Nam và Tư lệnh trưởng Bộ đội Trường Sơn Đồng Sĩ Nguyên bàn kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến dịch Đường 9 - Nam Lào tại một cánh rừng Trường Sơn năm 1971.

Đại tướng duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân.


Đại tướng duyệt phương án đánh B52 của Mỹ tập kích vào Hà Nội năm 1972 tại Sở Chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân.

Trong chuyến kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch phá thủy lôi năm 1973, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định:


Trong chuyến kiểm tra vùng biển Quảng Ninh sau chiến dịch phá thủy lôi năm 1973, đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: "Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn vùng biển, hải đảo của tổ quốc".

Đại tướng

Đại tướng nghiên cứu bản đồ tuyến vận tải chiến lược của bộ đội Trường Sơn trên đường đi thăm đoàn 559 (tháng 3/1973).


Điện mật số 1574 lúc 9h30 ngày 7.4.1975 gửi các đoàn quân đang tiến về Sài Gòn: ..Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa...


Tháng 12/1974-1/1975, Bộ Chính trị quyết định Tổng tiến công giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thuộc tổ thường trực Bộ Tổng tham mưu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Trong bức điện mật ngày 7/4/1975 gửi các đoàn quân đang tiến về Sài Gòn, đại tướng viết: "...Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa...".


Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong ảnh, từ trái sang phải: Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến, Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị). Trong ảnh, từ trái sang phải: Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến, Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).


Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong ảnh, từ trái sang phải: đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến), thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó tổng tham mưu), thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quận ủy Trung ương), trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).

Năm 2010, cán bộ và nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tặng Đại tướng bài thơ thất ngôn tứ tuyệt:

Năm 2010, cán bộ và nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tặng đại tướng bài thơ: "Đại tướng anh hùng dễ mấy ai/ Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài/ Thắng hai đế quốc, bách niên thọ/ Hoàn cầu có một, không có hai". 

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Hội nghị Trung ương 6 khóa XII khai mạc sáng 4/10.

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, sáng 4/10, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội

Đồng chí Trần Thị Bích Thủy - Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phát biểu tại buổi làm việc với phường Đồng Tâm.

YBĐT - Ngày 3/10, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương do đồng chí Trần Thị Bích Thủy - Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với phường Đồng Tâm và Thành ủy Yên Bái về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại địa phương.

YBĐT - Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội, ngày 3/10, Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh do các đồng chí: Dương Văn Thống - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;  Giàng A Chu - Phó chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc Quốc hội và Nguyễn Thị Vân - Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Văn Yên đã có cuộc tiếp xúc cử tri phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái.

Niềm vui của các em học sinh nơi vùng cao xa xôi của huyện Mù Cang Chải tham dự chương trình “Trăng rằm vùng cao”.

YBĐT - Xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề trong trận lũ quét xảy ra ngày 3/8 vừa qua. Bù đắp phần nào những mất mát, thiệt thòi, Câu lạc bộ Vì đàn em thân yêu - Nhà thiếu nhi tỉnh và K41 – Trường THPT Nguyễn Huệ đã kêu gọi sự ủng hộ các tổ chức, cá nhân để tổ chức chương trình "Trăng rằm vùng cao” cho các em học sinh của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lao Chải.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục