Kỷ niệm 30 năm ngày UNESCO vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/11/2017 | 7:52:49 AM

YênBái - Lễ kỷ niệm trọng thể 30 năm ngày UNESCO ra nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức tại Pháp.

Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Nguyễn Ngọc Sơn, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO Trần Thị Hoàng Mai và đông đảo khách mời đã tham dự buổi lễ.
Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Nguyễn Ngọc Sơn, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO Trần Thị Hoàng Mai và đông đảo khách mời đã tham dự buổi lễ.

Ngày 13/11, tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) tại thủ đô Paris, Pháp đã diễn ra Lễ kỷ niệm trọng thể 30 năm ngày UNESCO ra nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam".

Trong diễn văn khai mạc buổi lễ, bà Trần Thị Hoàng Mai xúc động nhắc lại một sự kiện lịch sử.

Cách đây 30 năm, tháng 11/1987, Đại hội đồng khóa 24 UNESCO đã thông qua Nghị quyết 24C/18.65 về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi nhận: "Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định của dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội" cùng những đóng góp quan trọng của Người trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật "kết tinh truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt Nam và là biểu tượng của khát vọng của các dân tộc khẳng định bản sắc văn hóa riêng và tăng cường hiểu biết lẫn nhau".

Diễn văn nêu bật những cống hiến lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc khi đưa Việt Nam, từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, tự do, dân chủ.

Diễn văn cũng nhấn mạnh những hành động rất cụ thể, thiết thực của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho giáo dục và văn hóa Việt Nam như: xóa nạn mù chữ sau Cách mạng; chống phân biệt, đấu tranh vì sự bình đẳng, khẳng định sức mạnh của văn hóa trong kiến thiết nước nhà; tin tưởng sự giao lưu, đối thoại giữa các nền văn hóa và tình đoàn kết quốc tế là con đường tốt nhất dẫn đến hòa bình.

Những tư tưởng và hành động ấy cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và là mục tiêu phấn đấu của nhân loại. Bản thân Người cũng là nhà thơ, nhà văn, nhà báo... với nhiều tác phẩm có giá trị cả về tư tưởng nhân văn lẫn lịch sử, nghệ thuật như: "Nhật ký trong tù"; "Tuyên ngôn độc lập"...

Nhân dịp này, Đại sứ Trần Thị Hoàng Mai nhắc lại kỷ niệm 3 lần tháp tùng Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova thăm Việt Nam, tận mắt chứng kiến di sản Hồ Chí Minh, tấm lòng tôn kính của nhân dân Việt Nam với Người và bày tỏ sự cảm ơn với cá nhân bà Irina Bokova cùng toàn thể các đại diện, khách mời.

Theo bà, Việt Nam là nước đi đầu trong việc thực hiện những cam kết với UNESCO trong bảo vệ bản sắc văn hóa, bảo tồn các di sản. Hiện Việt Nam đã được UNESCO đã công nhận 8 di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới, 11 di sản phi vật thể thế giới, 6 di sản tư liệu, 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới và 1 công viên địa chất toàn cầu.

Mới đây nhất, hai viện Toán và Vật lý thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Trung tâm khoa học dạng 2 dưới sự bảo trợ của UNESCO.

Bà Irina Bokova nói: "Tôi chúc mừng các bạn về những danh hiệu cao quý mà Việt Nam đạt được. Tôi luôn giữ những kỷ niệm sâu sắc về 3 chuyến thăm Việt Nam. Giữa UNESCO và Việt Nam, chúng ta đã tạo được một nền tảng giàu có và vững chắc. Và tôi tin tưởng rằng nền tảng ấy sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai".

Nhà sử học người Pháp Alain Russio – một chuyên gia về Việt Nam, về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp này đã điểm lại bước đường hoạt động cách mạng của Người, với chặng đầu tiên ở Pháp (1918-1920) với cái tên Nguyễn Ái Quốc.

Tiếp đó là việc Người lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành độc lập (1945) và tiến hành 2 cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập ấy.

Theo ông Rouscio, Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, là anh hùng giải phóng dân tộc khỏi ách nô dịch ngoại bang; nhưng trên hết, Bác Hồ là "con người của hòa bình" dù phải trải qua nhiều cuộc chiến và "con người của hoạt động quốc tế" xét về bình diện hoạt động.

Tại buổi lễ, cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện sinh động qua những bức ảnh trưng bày.

Mọi người cũng hết sức xúc động trước những bài hát về Người do Hợp ca Quê hương trình diễn và 2 bài thơ trong tập "Nhật ký trong tù" chuyển dịch sang tiếng Pháp.

(Theo VOV)

Các tin khác

YBĐT - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt huyện Mù Cang Chải diễn ra ngày 14/11 tại huyện Mù Cang Chải.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Sáng 14/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31 và các hội nghị cấp cao liên quan tại thủ đô Manila của Philippines từ ngày 12-14/11.

Chiều nay (14/11), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 với tỷ lệ tán thành 88,39%.

Sáng nay (14/11), các nhà lãnh đạo ASEAN đã tiếp tục tham dự các hội nghị cấp cao ASEAN tại Manila, Philippines.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục