Quốc hội thông qua dự thảo Luật Quản lý nợ công với đa số tán thành

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/11/2017 | 4:02:55 PM

Tiếp tục chương trình kỳ họp, sáng 23/11, với 85,74% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Quản lý nợ công.

Toàn cảnh phiên họp.
Toàn cảnh phiên họp.

Luật Quản lý nợ công quy định về quản lý nợ công, bao gồm hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công. Nợ công quy định tại Luật này bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương.

Luật được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.

Nguyên tắc quản lý nợ công được xác định Nhà nước quản lý thống nhất về nợ công, bảo đảm việc thực thi trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý nợ công. Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô.

Việc đề xuất, thẩm định, phê duyệt chủ trương vay, đàm phán, ký kết thỏa thuận vay và phát hành công cụ nợ, phân bổ và sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, hiệu quả. Vay cho bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

Bên vay, bên vay lại, đối tượng được Chính phủ bảo lãnh chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ liên quan đối với khoản vay, khoản vay lại, khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Không chuyển khoản nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, nợ được Chính phủ bảo lãnh thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước.

Bảo đảm chính xác, tính đúng, tính đủ nợ công; công khai, minh bạch trong quản lý nợ công và gắn với trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý nợ công.

Quốc hội, Hội đồng nhân dân giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018.

Trước khi biểu quyết thông qua dự thảo Luật, các đại biểu Quốc hội đã nghe Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi).

Đối với ý kiến băn khoăn về việc không đưa nợ tự vay, tự trả của doanh nghiệp nhà nước vào phạm vi nợ công, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết như đã giải trình tại Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) số 206 ngày 1/11/2017, đây là các khoản vay thuộc quyền tự chủ của doanh nghiệp.Trường hợp doanh nghiệp nhà nước không đủ khả năng trả nợ thì thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật, bảo đảm bình đẳng như các loại hình doanh nghiệp khác. Do đó, không quy định nợ tự vay, tự trả của doanh nghiệp nhà nước vào phạm vi nợ công.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý nợ công là vay hoặc cho vay không đúng hạn mức đã được cấp có thẩm quyền quyết định, không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về nợ công theo quy định của pháp luật.

Về chỉ tiêu an toàn nợ công (Điều 21), có ý kiến đề nghị cân nhắc bỏ chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia vì hai chỉ tiêu này bao gồm cả khoản nợ nước ngoài được vay theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp và tổ chức khác; đề nghị bổ sung chỉ tiêu nợ Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước và nghĩa vụ trả nợ Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia trên tổng dự trữ ngoại hối quốc gia; nợ công bình quân trên đầu người.

Vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quan điểm, chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ bao gồm cả các khoản nợ nước ngoài được vay theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp, không thuộc phạm vi nợ công. Tuy nhiên, đây là hai chỉ tiêu quan trọng, thể hiện mức độ an toàn nợ nước ngoài của cả nền kinh tế. Theo thông lệ quốc tế, hầu hết các quốc gia đều sử dụng hai nhóm chỉ tiêu là quy mô nợ (nợ Chính phủ/GDP, nợ công/GDP...) và chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ (nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ/thu ngân sách nhà nước hoặc nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia/tổng kim ngạch xuất khẩu) nhằm phản ánh quy mô nợ và khả năng trả nợ của quốc gia. Hệ thống các chỉ tiêu này một mặt vừa đảm bảo tính ổn định trong dài hạn, đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát an toàn nợ công, mặt khác đảm bảo tính đồng nhất theo thông lệ để so sánh với các quốc gia trên thế giới.

Do đó, Điều 21 quy định "Các chỉ tiêu an toàn nợ công bao gồm: Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội; Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội; Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm; Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội; Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ".

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Đồng chí Trần Thị Hoan - Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh tặng hoa chúc mừng Đại hội Công đoàn cơ sở Báo Yên Bái, nhiệm kỳ 2017 - 2022. (Ảnh: Đức Toàn)

YBĐT - Trong 5 năm qua (2012 - 2017), Công đoàn Viên chức (CĐVC) tỉnh và các công đoàn cơ sở trực thuộc đã có nhiều cố gắng trong các mặt công tác, đặc biệt là thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho CCVCLĐ, tuyên truyền giáo dục, xây dựng đội ngũ, tham gia quản lý, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước…

Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.

Sáng 22/11, với tỷ lệ 83,10% số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.

Người dân cần chú ý các bản tin thời tiết để có biện pháp chăm sóc đàn gia súc khi giá rét. (Ảnh minh hoạ)

UBND tỉnh Yên Bái vừa ra Công điện số 14/NĐ-UBND gửi các ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng chông thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc ứng phó với không khí lạnh và rét đậm. Nội dung Công điện như sau:

Bí thư Huyện ủy Yên Bình Nguyễn Minh Toàn - Tổ trưởng Tổ đại biểu số 4 - HĐND tỉnh trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri.

YBĐT – Sáng 22/11, tại UBND xã Tân Hương, huyện Yên Bình, Tổ đại biểu số 4 HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Minh Toàn - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình làm tổ trưởng đã có buổi tiếp xúc cử tri các xã Tân Hương, Cảm Ân, Mông Sơn, Bảo Ái và Tân Nguyên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục