Hàn Quốc ký bản ghi nhớ tiếp tục tiếp nhận lao động Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/3/2018 | 4:33:28 PM

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, sáng ngày 23/3 tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội) đã diễn ra hội đàm giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Lãnh đạo Việt Nam và Hàn Quốc ký kết bản ghi nhớ về phái cử lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc.
Lãnh đạo Việt Nam và Hàn Quốc ký kết bản ghi nhớ về phái cử lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc.

Ngay sau hội đàm, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mun Che In, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung và ngài Kim Dong-yeon, Phó Thủ tướng phụ trách các vấn đề kinh tế kiêm Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (Chương trình EPS).

Theo quy định của Hàn Quốc, các bản MOU về EPS mà Hàn Quốc ký với các nước (Hàn Quốc đã ký với 15 nước) đều có quy định thời hạn có hiệu lực và sẽ được ký lại sau khi hết hạn. Đây là lần thứ sáu Việt Nam và Hàn Quốc ký MOU về EPS. Các bản MOU trước đã được ký vào các năm 2004, 2006, 2010, 2012, 2016. Bản MOU ký lần này có giá trị 2 năm.

Nội dung của MOU về EPS được ký lần này về cơ bản là tương tự các bản MOU đã ký trước đây, trong đó đề cập trách nhiệm của cơ quan phái cử và tiếp nhận, chi phí phái cử, quy trình tuyển chọn, giới thiệu và ký hợp đồng với các ứng viên. MOU cũng quy định các công tác chuẩn bị trước khi đi, hỗ trợ quá trình phái cử và tiếp nhận lao động; các biện pháp phòng ngừa tình trạng cư trú bất hợp pháp của người lao động. Bản MOU đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ quan liên quan cả hai phía Việt Nam và Hàn Quốc trong việc thực hiện EPS.

Việc hai nước ký bản MOU về EPS trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo hai nước trong việc tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực lao động-việc làm, trong bối cảnh trao đổi kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước đang ngày càng phát triển.

Chương trình EPS được triển khai từ năm 2004 đến nay đã đem lại những kết quả tích cực. Hiện có gần 50.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc, trong đó có 38.000 người làm việc theo Chương trình EPS với mức lương bình quân từ 1.000-1.500 USD/tháng.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất trong việc triển khai Chương trình EPS mà hai bên đang nỗ lực giải quyết đó là tình trạng người lao động Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng lao động đã không về nước mà tiếp tục ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Thời gian vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã cùng với phía Hàn Quốc thực hiện quyết liệt nhiều chính sách, giải pháp để giảm tỷ lệ lao động Việt Nam cư trú, làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc và đã giảm đáng kể.

Dự kiến trong thời gian tới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ trao đổi, thống nhất với phía Hàn Quốc về kế hoạch triển khai Bản MOU này bao gồm việc tổ chức các kỳ thi tuyển lao động theo Chương trình EPS trong các ngành sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trên bục danh dự.

Sáng 23/3, lễ đón Tổng thống Moon Jae-in và Phu nhân được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì lễ đón.

YBĐT - Ngày 23/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị báo viên Tỉnh ủy tháng 3/2018 định hướng công tác tuyên truyền trong thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Phiên họp toàn thể của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 137.

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới Gabriela Cuevas Barron, đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu, sẽ tham dự Đại hội đồng lần thứ 138 Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-138) và các hội nghị liên quan từ ngày 24-25/3/2018 tại Geneva, Thụy Sĩ.

Người sử dụng Internet cần nắm vững các quy định của pháp luật về quyền tiếp cận thông tin. (ảnh minh họa).

Quyền tự do ngôn luận, báo chí và quyền tiếp cận thông tin là một quyền cơ bản, quan trọng của cá nhân được quy định trong nhiều công ước quốc tế về QCN. Ở Việt Nam, QCN được quy định trong các hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp năm 2013.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục