Kỷ niệm 118 năm Ngày thành lập tỉnh Yên Bái (11/4/1900 - 11/4/2018)

Đổi thay quê hương Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/4/2018 | 7:19:44 AM

YBĐT - Ngày 11/4/1900, tỉnh Yên Bái được thành lập với địa giới hành chính gồm: phủ Trấn Yên, 2 châu Văn Chấn, Văn Bàn và thị xã tỉnh lỵ đặt tại làng Yên Bái. 

Thành phố Yên Bái hướng tới một đô thị văn minh, xanh - sạch - đẹp, một thành phố đáng sống.
Thành phố Yên Bái hướng tới một đô thị văn minh, xanh - sạch - đẹp, một thành phố đáng sống.

Trải qua 118 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã đoàn kết, anh dũng, kiên cường, cùng nhân dân cả nước đấu tranh giành độc lập dân tộc, lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, ấm no... 

Trở lại lịch sử dân tộc, cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn từng bước đầu hàng, nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Đầu năm 1886, quân Pháp đánh chiếm Yên Bái. Từ năm 1886 - 1898, đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nhỏ liên tục nổ ra ở khắp các vùng Trấn Yên, Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình... gây cho thực dân Pháp nhiều khó khăn trong việc thiết lập bộ máy thống trị và kiểm soát các tổng, xã. Đầu năm 1930, trên địa bàn Yên Bái đã nổ ra cuộc khởi nghĩa của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo.
 
Mặc dù bị thất bại, nhưng tinh thần yêu nước bất khuất, kiên cường của các nghĩa sĩ trước sự khủng bố, đàn áp dã man của kẻ thù đã thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các dân tộc Yên Bái đứng lên đấu tranh giành độc lập. Truyền thống yêu nước và tinh thần bất khuất đó càng được nhân lên gấp bội khi có sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - mùa xuân năm 1930.
 
Cùng với cả nước, từ thân phận của một dân tộc đói nghèo, lạc hậu bị áp bức, nô lệ, cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước, tinh thần bất khuất, quật cường của đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái.
 
Ngày 22/8/1945, tại vườn hoa tỉnh lỵ Yên Bái, gần một vạn người dân về dự mít tinh và chứng kiến sự kiện lịch sử quan trọng, đó là Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái được thành lập, tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, công bố chính sách của Mặt trận Việt Minh, kêu gọi nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ thành quả cách mạng, vượt mọi khó khăn gian khổ, từng bước xây dựng cuộc sống mới. 

 
Một góc trung tâm thành phố Yên Bái.

Trải qua 118 năm xây dựng và phát triển, hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, đặc biệt là từ khi tái lập tỉnh (năm 1991), mặc dù phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức của một tỉnh miền núi kinh tế chậm phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống của nhân dân các dân tộc còn nhiều khó khăn, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tự lực cánh sinh, phát huy nội lực, kiên quyết chống lại tư tưởng bảo thủ, ỷ lại, bao cấp, huy động và tranh thủ  tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao và vững chắc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, giữ vững quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội.
 
Từ một tỉnh nghèo, lạc hậu với nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp, đời sống du canh du cư của một bộ phận đồng bào ở vùng cao, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng lòng, đoàn kết của nhân dân trong tỉnh, phát huy truyền thống anh hùng, Yên Bái đã từng bước xây dựng nền kinh tế vững chắc.
 
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt trên 29,5 triệu đồng. Tỉnh đã hoàn thành đạt và vượt kế hoạch 28/31 chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm 2017, trong đó, có 16 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Cơ sở hạ tầng tiếp tục được quan tâm đầu tư hiệu quả, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.
 
Tỉnh đã tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bằng cách đẩy mạnh phát triển các giống cây trồng, vật nuôi chủ lực theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Năm 2017, toàn tỉnh đã trồng thêm gần 1.000 ha cây ăn quả có múi, 174 ha chè shan, 4.188 ha quế, 1.286 ha sơn tra, 785 ha tre măng Bát độ, trên 15.000 ha rừng và đóng mới trên 400 lồng cá...
 
Nhờ đó, tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2017 của tỉnh đã đạt gần 306 ngàn tấn, vượt 5,5% kế hoạch; sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt trên 48.500 tấn, vượt 16,9% kế hoạch; tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 63%. Hết năm 2017, toàn tỉnh có thêm 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh lên 33 xã, vượt 32% mục tiêu của cả giai đoạn 2016 - 2020.
 
Ngành công nghiệp cũng từng bước được cơ cấu lại và ngày càng phát triển mạnh. Từ việc hình thành các cụm, khu công nghiệp với tổng diện tích 794 ha, trong đó có 3 khu công nghiệp quốc gia, 2 khu công nghiệp của tỉnh và 13 cụm công nghiệp..., năm 2017 vừa qua, Yên Bái đã thu hút và cấp chủ trương đầu tư cho 17 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp với tổng số vốn đăng ký gần 7.000 tỷ đồng.
 
Tiêu biểu như dự án đầu tư nhà máy sản xuất gỗ tấm và gỗ lát sàn; nhà máy sản xuất màng film, bao bì, chế biến Cacbonat Can xi và phụ gia nhựa công nghệ cao; nhà máy sản xuất ống thép và tôn của Tập đoàn Hoa Sen; nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Công ty cổ phần Edge Glass - nhà đầu tư Hàn Quốc...
 
Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2017 đã tăng 7,91% so với năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt 9.000 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, tăng 19% so với năm 2016. Từ năm 2017, Yên Bái đã tập trung thực hiện cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh gắn với thu hút đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế; triển khai quyết liệt các giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (CPI) của tỉnh.
 
Nhờ đó, trong năm 2017, tỉnh đã thu hút được 45 dự án đầu tư trên các lĩnh vực với tổng số vốn đăng ký 15.437 tỷ đồng, góp phần đưa Yên Bái vượt lên đứng ở vị trí 46/63 tỉnh, thành cả nước trong bảng xếp hạng CPI năm 2017, tăng 4 bậc về chỉ số năm lực canh tranh cấp tỉnh. Các hoạt động đối ngoại tiếp tục được Yên Bái tăng cường, mở rộng, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại của tỉnh. Tính riêng trong năm 2017, giá trị thực hiện các dự án FDI của tỉnh đạt 444 tỷ đồng, tổng doanh thu đạt 880 tỷ đồng, thuế và các khoản nộp ngân sách đạt trên 107 tỷ đồng.
 

Đại biểu phụ nữ các dân tộc trao đổi kinh nghiệm giúp hội viên phát triển kinh tế và làm giàu cho quê hương.

Song song với phát triển kinh tế, Yên Bái đã tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, trong đó, trọng tâm là hoàn thành tuyến đường tránh ngập thành phố Yên Bái kết nối với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và 10 công trình trọng điểm của tỉnh. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từ vùng thấp tới vùng cao ngày càng được cải thiện.
 
Hệ thống giáo dục phát triển toàn diện với 100% xã, phường, thị trấn được duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các cấp học. Toàn tỉnh có 162 trường mầm non, trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia, chiếm 37,5%, vượt 27 trường so với kế hoạch. Đặc biệt, có 9 trường phổ thông dân tộc nội trú, 48 trường phổ thông dân tộc bán trú, 57 trường có học sinh bán trú với tổng số gần 22.400 em học sinh bán trú được hưởng chính sách hỗ trợ; tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học và trung học sơ sở được học tại trường phổ thông dân tộc bán trú đạt gần 30%.
 
Năm 2017, toàn tỉnh đã công nhận thêm 23 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, góp phần nâng tổng số xã trong tỉnh đạt tiêu chí quốc gia về y tế lên 95 xã, đạt 52%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 51%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 35%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 22%, tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa bằng 74%, tỷ lệ làng, bản, tổ dân phố văn hóa đạt 54% và gần 80% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác quốc phòng - an ninh được bảo đảm.
 
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được coi trọng trên cả 4 mặt: tư tưởng, chính trị, tổ chức và đạo đức thông qua việc triển khai học tập, quán triệt, từng bước đưa Chỉ thị số 05 gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng vào cuộc sống.

Với truyền thống lịch sử 118 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh sẽ khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết, phát huy những thành tựu, kết quả đã đạt được, quyết tâm phấn đấu đưa Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

Thanh Hương

Các tin khác

YBĐT - Sau 1 ngày làm việc khẩn trương, trách nhiệm, Kỳ họp thứ 9 (chuyên đề) HĐND tỉnh đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã phát biểu bế mạc Kỳ họp. Báo Yên Bái xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc toàn văn phát biểu!

Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp.

YBĐT - Tiếp tục chương trình làm việc, chiều nay (10/4), Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh tiếp tục phiên thảo luận tại hội trường và tiến hành bế mạc.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Đây là hai trong nhiều nội dung được rút ra khỏi chương trình phiên họp thứ 23 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

YBĐT - Như tin đã đưa, sáng 10/4, Kỳ họp thứ 9 (chuyên đề) - HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII đã tập trung thảo luận, xem xét cho ý kiến vào các dự thảo báo cáo, tờ trình trình tại Kỳ họp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục