Sáng mãi đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/7/2018 | 8:09:52 AM

YBĐT - Không chỉ là dịp để nhìn lại công tác tri ân đối với những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7) còn là dịp giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc cho mỗi công dân Việt Nam hôm nay và mai sau.

Các cựu chiến binh trong giờ phút gặp lại tại chiến trường xưa Vị Xuyên - Hà Giang.
Các cựu chiến binh trong giờ phút gặp lại tại chiến trường xưa Vị Xuyên - Hà Giang.

Sau Cách mạng tháng Tám (1945), đất nước giành được độc lập chưa lâu, thực dân Pháp đã trở lại xâm lược nước ta. Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, hưởng ứng Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược. Trong những tháng, năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt, nhiều đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống hoặc đổ máu trên các chiến trường.
 
Theo lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ và Bác Hồ, kế thừa truyền thống "nhân ái, thủy chung" của dân tộc, nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu của mình cho các chiến sỹ và đồng bào đã vì sự nghiệp độc lập, tự do của Tổ quốc mà bị thương hoặc hy sinh. Vì vậy, đầu năm 1946, "Hội giúp binh sỹ bị nạn" đã ra đời ở Thuận Hóa (Huế), rồi đến Hà Nội và một số địa phương khác. Sau đó ít lâu, Hội đổi tên thành: "Hội giúp binh sỹ bị thương".
 
Ở Trung ương, Hội có Tổng hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự. Ngày 16/11/1946, tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam đã tổ chức lễ xung phong "Mùa đông binh sỹ”, mở đầu cuộc vận động "Mùa đông binh sỹ” trong cả nước để giúp chiến sỹ trong mùa đông giá rét.
 
Tại lễ xung phong, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và tặng hai chiếc áo rét. Lúc đó, Ủy ban vận động có sáng kiến tổ chức bán đấu giá áo của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lấy tiền mua nhiều áo khác cung cấp cho bộ đội ngoài mặt trận.
 
Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày 19/12/1946, hưởng ứng Lời kêu gọi cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Trong kháng chiến cứu quốc, số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên, thương binh - liệt sỹ (TB-LS) đã trở thành vấn đề cần được quan tâm.
 
Trước tình hình đó, cùng với việc tiếp tục kêu gọi giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20 ngày 16/2/1947 chính thức đặt chế độ "Lương hưu thương tật" và "Tiền tuất cho thân nhân tử sỹ". Đây là văn bản pháp quy đầu tiên về chính sách TB-LS, khẳng định vị trí quan trọng của công tác TB-LS đối với công cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc.
 
Để chỉ đạo công tác này trong cả nước, ngày 26/2/1947, Phòng Thương binh thuộc Chính trị Cục Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập. Tháng 6/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị chọn một ngày trong năm làm "Ngày thương binh" để nhân dân ta có dịp tỏ lòng biết ơn, yêu mến thương binh.
 
Thực hiện chỉ thị của Người, một hội nghị trù bị gồm đại biểu của các cơ quan, các ngành ở Trung ương và một số địa phương đã họp tại một địa điểm ở xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, nhất trí chọn ngày 27 tháng 7 hàng năm là Ngày Thương binh toàn quốc. Từ tháng 7/1955, Ngày Thương binh được đổi thành Ngày TB-LS. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 8/7/1975, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 223, lấy ngày 27 tháng 7 hàng năm là Ngày TB-LS.

Trải qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và chiến tranh bảo vệ biên giới, Yên Bái có tổng số 86.703 đối tượng là người có công (5.846 liệt sỹ, 4.450 thương binh, 248 Bà mẹ Việt Nam anh hùng...). Thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối người có công, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh, việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng những năm qua đã được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai bảo đảm đúng quy định và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
 
Chế độ chính sách ưu đãi đối với thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ được triển khai kịp thời, đầy đủ; công tác xác lập hồ sơ và giải quyết chế độ chính sách đối với người hoạt động kháng chiến, bị nhiễm chất độc hóa học; làm nhà cho người có công được triển khai quan tâm; các nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm được đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng và được quản lý, thăm viếng đúng quy định; cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực ủng hộ Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa” trung bình mỗi năm trên 5 tỷ đồng để thăm hỏi, động viên gia đình chính sách...

Những kết quả đạt được trong công tác "Đền ơn đáp nghĩa” đối với người có công của chúng ta những năm qua là hết sức ấn tượng và ý nghĩa. Kỷ niệm 71 năm ngày TB-LS năm nay, trên phạm vi toàn tỉnh, các địa phương, đơn vị… đều tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, động viên các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng...
 
Hoạt động này không chỉ thể hiện tấm lòng thành kính, tri ân của cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và nhân dân đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, những người có công với cách mạng, theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thông qua đó còn giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tiếp thêm động lực cho mỗi người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

 Đình Tứ

Các tin khác
Lãnh đạo xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, thăm mô hình trồng bưởi của thương binh hạng 2/4 Tạ Văn Tâm trú tại thôn 3.

YBĐT - Kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2018), phóng viên (P.V) Báo Yên Bái có cuộc phỏng vấn đồng chí Phạm Tuấn Chung - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) về kết quả chăm sóc người có công với cách mạng của tỉnh những năm qua; phương hướng, nhiệm vụ công tác này trong thời gian tới.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh ân cần thăm hỏi mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Cung.

YBĐT - Nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2018), ngày 26/7, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã tới thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, người có công tại huyện Trấn Yên.

YBĐT - Nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2018), sáng 26/7, đồng chí Dương Văn Thống – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn huyện Văn Chấn.

Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 538/2018/UBTVQH14 về chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục