Quốc hội thông qua danh sách 48 lãnh đạo được lấy phiếu tín nhiệm

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/10/2018 | 4:35:37 PM

Chiều 24/10, Quốc hội nghe Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy trình bày Tờ trình số 338 về danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Quốc hội biểu quyết thông qua danh sách sau đó.

Trong ngày 25/10, Quốc hội bỏ phiếu, kiểm phiếu và công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh.
Trong ngày 25/10, Quốc hội bỏ phiếu, kiểm phiếu và công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh.


Tờ trình số 338 ngày 24/10 nêu rõ, tại kỳ họp này, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau: 

i) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; 

ii) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên UBTVQH, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; 

iii) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; 

iv) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Tuy nhiên, trong số những người giữ chức vụ thuộc diện Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm lần này có hai chức danh vừa được Quốc hội bầu và phê chuẩn là Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ không phải lấy phiếu tín nhiệm. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị quyết số 85/2014/QH13, Quốc hội không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có thời gian đảm nhiệm chức vụ liên tục chưa đủ 9 tháng, tính đến ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội.

Như vậy, danh sách những lãnh đạo được lấy phiếu kỳ này còn 48 người, như Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông tin.

Trước khi trở về các đoàn để thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc lấy phiếu, Quốc hội đã thông qua danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm bằng hệ thống biểu quyết điện tử với 464 đại biểu tán thành. 

Sáng mai, 25/10, Quốc hội tiến hành bỏ phiếu. Kết quả kiểm phiếu được công bố chiều cùng ngày.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Phiên thảo luận về Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Ngày 22/10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW). Sau đây là toàn văn Nghị quyết:

Các bác sỹ quân y Việt Nam giương cao hai lá cờ của Liên hợp quốc và Việt Nam tại sân bay quốc tế Juba, bắt đầu thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan.

Liên hợp quốc đã trải qua 73 năm phát triển (24/10/1945-24/10/2018). Với những thành tựu quan trọng đã đạt được, Liên hợp quốc đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận là tổ chức toàn cầu có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế và là nền tảng không thể thiếu cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng hơn.

Với 48 chức danh Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm lần này có thể xảy ra 2 tình huống, đó là người được lấy phiếu tín nhiệm có hơn 50% phiếu tín nhiệm thấp hoặc có 2/3 tổng số phiếu tín nhiệm thấp. Khi đó, người được lấy phiếu tín nhiệm có thể xin từ chức hoặc phải trải qua việc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.

YBĐT - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội khóa XIV bầu giữ cương vị Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021. Chiều 23/10, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội. Đây là sự kiện vui mừng của đất nước cũng như các tầng lớp nhân dân các dân tộc Yên Bái khi bày tỏ sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước. Ghi nhận của phóng viên Báo Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục