Kỷ niệm 78 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940 - 23/11/2018)

Biểu tượng của ý chí quật cường dân tộc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/11/2018 | 7:57:07 AM

YBĐT -Ngày 23/11/1940, cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ trên diện rộng ở Hóc Môn, Bà Điểm (Gia Định), Trung Quận, Cần Đước, Cần Giuộc (Chợ Lớn), Long Hưng – Chợ Gạo (Mỹ Tho), Vũng Liêm (Vĩnh Long), Hòa Tú (Sóc Trăng), Rạch Gốc – Hòn Khoai (Cà Mau)… Sài Gòn – Chợ Lớn là trọng điểm của cuộc khởi nghĩa nhưng không nổ ra được vì kế hoạch bị lộ.  

Ở những tỉnh đã nổ ra khởi nghĩa, nhân dân đã giành được chính quyền ở một số làng xã. Ở Long Hưng còn lập ra Tòa án nhân dân để xét xử bọn tề điệp gian ác. Cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện, Long Hưng, Phước Vĩnh Tây (Cần Giuộc – Chợ Lớn). 

Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công, bị kẻ thù dìm trong biển máu nhưng đã để lại nhiều kinh nghiệm cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 thành công và nhiều giá trị lịch sử cho sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng và nhân dân ta. 

Ngày nay nhìn lại, ta càng nhận rõ 3 giá trị lịch sử rất quan trọng. 

Thứ nhất, đó là vị thế của người cộng sản, của Đảng Cộng sản VN trong tiến trình lịch sử. Trước cuộc khởi nghĩa 1940, hầu hết những người dân bình thường ở Nam Bộ cũng như cả nước ít hiểu về cộng sản, về Đảng Cộng sản; nhiều người còn mơ hồ bởi những luận điệu xuyên tạc của bọn thực dân, phong kiến về những người cộng sản. 

Qua khởi nghĩa, trước những hy sinh dũng cảm bất khuất của hàng ngàn người cộng sản, nhân dân càng nhận rõ: Cộng sản là những người thật sự yêu nước, những người xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. 

Từ đó, dù còn phải sống trong gông cùm nô lệ của thực dân Pháp, phát xít Nhật quần chúng yêu nước vẫn chờ mong sự lãnh đạo của Đảng, tha thiết muốn làm cách mạng để đổi đời. Vị thế của người cộng sản cũng từ đó phát triển trong quá trình gây dựng lại cơ sở cách mạng, dẫn đến cuộc Tổng Khởi nghĩa 

Tháng 8/1945, càng vươn cao trên khắp các trận địa chiến đấu trong suốt 30 năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. 

Vị thế lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng biểu hiện rõ ràng ở đường lối, chủ trương, chính  sách đúng đắn của Đảng; ở vai trò tiên phong gương mẫu về lý luận, về hành động, về phong cách sống của tuyệt đại số đảng viên.

Thứ hai, cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ 1940 đã làm sáng tỏ tính chính xác và đúng đắn của đường lối "Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì thế, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 tại xã Tân Thới Nhất (Bà Điểm – Hóc Môn) từ ngày 6 đến 8/11/1939 đã đề ra đường lối chuyển hướng chỉ đạo chiến lược sang cách mạng giải phóng dân tộc, hình thành Mặt trận phản đế. 

Từ sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đó mà Xứ ủy Nam Kỳ chủ trương khởi nghĩa năm 1940. Ngày 8/2/1941, Bác Hồ về nước, trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng. Người triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 15/10/1941, Hội nghị đã kết luận sự chỉ đạo chuyển hướng chiến lược của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 là hoàn toàn đúng đắn. 

Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân.

Thứ ba, cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ 1940 đã chứng minh một chân lý là muốn lật đổ ách thống trị của thực dân đế quốc để giành độc lập tự cho dân tộc, nhất thiết phải bằng bạo lực cách mạng, bạo lực vũ trang của toàn dân, chứ không chỉ bằng đấu tranh chính trị đơn thuần được với chúng. 

Chính nhờ bài học về vũ trang Khởi nghĩa Nam Kỳ 1940, vũ trang khởi nghĩa toàn quốc tháng 8/1945 mà khi giặc Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn và Nam bộ đã nhất tề nổ súng chống xâm lược, mở đầu cuộc kháng chiến vào ngày 23/9/1945 và tiếp tục suốt 30 năm chống Pháp và chống Mỹ để giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc (1945–1975).

B.T

Các tin khác

YBĐT - Để thực hiện tốt Nghị quyết 18, 19, Đảng bộ huyện đặc biệt đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, chủ động xác định nội dung thực hiện ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là công tác chính trị, tư tưởng để động viên cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức an tâm công tác. 


Tranh minh họa.

Đảng, Nhà nước ta luôn phát huy dân chủ, tiếp thu, lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nhân dân, trong đó có các cán bộ hưu trí-những người có kinh nghiệm thực tiễn, đóng góp tích cực, hiệu quả vào nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước.

YBĐT - Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội, ngày 22/11, đồng chí Dương Văn Thống – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh cùng đại biểu Nguyễn Thị Vân – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Văn Yên, ĐBQH tỉnh đã tiếp xúc cử tri các xã: Trúc Lâu, Phúc Lợi, Động Quan (huyện Lục Yên).

Luật Giáo dục ĐH quy định không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo khác nhau (ảnh minh họa)

Không phân biệt giá trị văn bằng đại học chính qui hay tại chức nhưng vẫn phải ghi loại hình đào tạo trên văn bằng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục